Triển Lãm Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc 2023

Triển Lãm Mỹ Thuật Trẻ Toàn Quốc 2023

Cuộc thi và triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc, từ năm 2023 được định kỳ tổ chức 5 năm 1 lần, nhằm tôn vinh, ghi nhận những thành tựu sáng tạo của các nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ sĩ Việt Nam.

Cuộc thi và triển lãm 5 năm Điêu khắc toàn quốc, từ năm 2023 được định kỳ tổ chức 5 năm 1 lần, nhằm tôn vinh, ghi nhận những thành tựu sáng tạo của các nhà điêu khắc, họa sĩ, nghệ sĩ Việt Nam.

VHO- Hơn 200 tác phẩm và bộ tác phẩm của 138 tác giả với nhiều ý tưởng mới mẻ, có giá trị thẩm mỹ, tính ứng dụng cao đã thu hút đông đảo người xem đến với Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022 vừa diễn ra tại Hà Nội. Tính ứng dụng cũng chính là mục tiêu cao nhất của sân chơi này, nhằm tạo nên những giá trị mới, thúc đẩy công nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển và vươn tầm quốc tế.

Giải nhì “Bình hoa đan tre” của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh (Hà Nội)

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022 diễn ra từ ngày 13 - 27.9. Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm Mã Thế Anh chia sẻ, thiết kế kiến trúc của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam là không gian lý tưởng để các tác phẩm có thể phô bày những đường nét, giá trị tinh tế, đáp ứng nhu cầu thưởng lãm của công chúng.

Nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại

Thứ trưởng Tạ Quang Đông khẳng định, Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022 là sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh thành quả sáng tạo của các tác giả trong 3 năm qua. Qua đó, khuyến khích và định hướng cho đội ngũ sáng tác, thiết kế ra các sản phẩm vừa mang tính ứng dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ; góp phần tăng cường mối liên kết giữa người thiết kế - thợ thủ công - nhà sản xuất - nhà phân phối và người tiêu dùng.

Sau hơn 4 tháng phát động, BTC đã nhận được 538 tác phẩm của 283 tác giả thuộc 25 tỉnh/thành phố gửi tham gia dự thi. Hội đồng nghệ thuật đã tuyển chọn 201 tác phẩm, bộ tác phẩm của 138 tác giả để trưng bày triển lãm và chấm giải. Trong đó, 2 bộ giải gồm 22 giải thưởng được trao cho các tác phẩm có chất lượng nổi trội thuộc hai loại hình Thiết kế sáng tạo và Sản phẩm ứng dụng.

Bộ giải thưởng Thiết kế sáng tạo gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba và 5 giải khuyến khích. Giải nhất được trao cho tác phẩm Unzipped - Hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn nạn xâm hại tình dục của nhóm tác giả Lê Thị Thu Thảo, Bùi Hạnh Lưu và Trần Thị Lệ Quyên (Trường Đại học FPT Hà Nội). Bộ giải thưởng Sản phẩm ứng dụng trao 2 giải nhì, 4 giải ba và 5 giải khuyến khích, trong đó, 2 giải nhì được trao cho các tác phẩm Cổ tự môn của tác giả Lê Duy Đức (Sơn La) và Bình hoa đan tre của tác giả Nguyễn Văn Tĩnh (Hà Nội).

Triển lãm là dịp để công chúng được chiêm ngưỡng sự đa dạng của các chất liệu, loại hình sáng tạo, sự phong phú trong tạo hình, thiết kế sản phẩm. Các tác phẩm của loại hình thiết kế sáng tạo với nhiều ý tưởng mới mẻ, cập nhật xu hướng công nghệ mới và đa dạng trong tìm tòi, thể nghiệm hướng tới lợi ích cộng đồng. Mảng sản phẩm ứng dụng với cách tiếp cận chất liệu và hình thức thể hiện phong phú dựa trên nền tảng thủ công truyền thống dân tộc. “Hai lĩnh vực này là tấm gương phản chiếu rõ nét đời sống của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hôm nay, khi những giá trị truyền thống đang song hành cùng những phát triển của công nghệ mới và xu hướng thiết kế quốc tế. Đó chính là màu sắc riêng của Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5…”, Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết.

Họa sĩ Lương Xuân Đoàn, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật cho biết, thông qua sân chơi lớn này, giới nghề và công chúng có cơ hội được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm đặc sắc, sáng tạo và có tính ứng dụng cao. Điều đáng mừng là bức tranh toàn cảnh của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam được phác thảo trên sân chơi này cho thấy sự tiếp nối từ truyền thống đến hiện đại, vừa mang giá trị thẩm mỹ cao, vừa có tính thực tế trong đời sống.

Họa sĩ Vũ Hy Thiều, thành viên Hội đồng Nghệ thuật đánh giá: “Không chỉ khai thác tốt kỹ thuật truyền thống, các nghệ nhân còn khai thác tốt hình ảnh và tính thẩm mỹ của nghệ thuật truyền thống, nổi trội là mây tre đan. Họ đã vận dụng kỹ thuật đan họa tiết truyền thống, chuyển sang họa tiết mới để tạo nên các tác phẩm vừa mang tính truyền thống lại rất hiện đại”.

Giải nhất “Unzipped - Hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn xâm hại tình dục” của nhóm tác giả Lê Thị Thu Thảo, Bùi Hạnh Lưu và Trần Thị Lệ Quyên (Hà Nội)

4.0 tạo đột phá cho mỹ thuật ứng dụng

Điểm đột phá so với các kỳ triển lãm trước là Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm nay có sự xuất hiện của nhiều tác phẩm sử dụng công nghệ số. TS, Họa sĩ Ngô Anh Cơ, thành viên Hội đồng nghệ thuật nhận định, triển lãm gia tăng sức hấp dẫn với sự tham gia của những người làm thiết kế sáng tạo bằng công nghệ số, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều thiết kế sử dụng cho thiết bị thông minh.

Tác giả Lê Thị Thu Thảo (Đại học FPT Hà Nội), đại diện nhóm tác giả đoạt giải nhất với tác phẩm Unzipped - Hỗ trợ trẻ vị thành niên về giới tính và ngăn chặn xâm hại tình dục cho biết, trong vòng 4 tháng, nhóm đã nghiên cứu, thiết kế tác phẩm dựa trên ý tưởng về những khó khăn khi tiếp cận các vấn đề giới tính của thanh, thiếu niên Việt Nam. Tác phẩm được các sinh viên dành nhiều tâm huyết để thiết kế như một chương trình giáo dục giới tính toàn diện cho trẻ vị thành niên.

Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc cũng cho thấy “bước chân” mạnh mẽ của công nghệ 4.0 trong nhiều tác phẩm, trong đó không ít tác phẩm đạt giải cao như: ECAP - Bộ thiết bị gắn kết tái sử dụng chai nhựa của nhóm tác giả Trần Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Trúc Anh, Lê Trần Mai Khanh, Lê Đào Lan Trúc (Đại học Văn Lang, TP.HCM); SCC - Hỗ trợ cộng đồng cho trẻ em nghèo của nhóm tác giả Nguyễn Ngọc Thu, Lưu Xuân Bách (Đại học FPT Hà Nội), Logo nhận diện thương hiệu của Lê Quý Hải (Hà Nội)...

Theo họa sĩ Lương Xuân Đoàn, công nghệ số là một trong những yếu tố tạo nên diện mạo mới mẻ, chuyên nghiệp và hội nhập của mỹ thuật ứng dụng trong đời sống đương đại nước nhà. Các sản phẩm thiết kế được lên ý tưởng cẩn thận, thuyết phục và có mục tiêu rõ nét trong sáng tạo.

Tính ứng dụng luôn là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trên một sân chơi nghề nghiệp như thế này. Bởi vậy, bên cạnh những bứt phá và đổi mới, để có thể đi xa hơn, chuyên nghiệp hơn, giới chuyên môn cho rằng, các tác giả cần khắc phục một số hạn chế như chỉ chú trọng hình thức bắt mắt mà ý tưởng rườm rà, hình thức ít gắn kết với nội dung. Trong thời điểm cần tăng cường kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối với thị trường tiêu dùng như hiện nay, khát vọng phủ sóng trong nước và vươn tầm quốc tế đang có rất nhiều đất để hiện thực hóa. Thế nhưng, bản thân mỗi tác giả đều cần hướng đến mục tiêu chung là tính chuyên nghiệp và độ tinh xảo trong từng sản phẩm, tạo sức hút không chỉ bằng ấn tượng thị giác mà còn đột phá với tính sáng tạo, khả năng ứng dụng vào thực tiễn.

Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc năm 2022 là sự kiện văn hóa lớn nhằm tôn vinh thành quả sáng tạo của các tác giả trong 3 năm qua. Qua đó, khuyến khích và định hướng cho đội ngũ sáng tác, thiết kế ra các sản phẩm vừa mang tính ứng dụng, vừa có giá trị thẩm mỹ; góp phần tăng cường mối liên kết giữa người thiết kế - thợ thủ công - nhà sản xuất - nhà phân phối và người tiêu dùng.

Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa truyền thống và hiện đại là tấm gương phản chiếu rõ nét đời sống của mỹ thuật ứng dụng Việt Nam hôm nay, khi những giá trị truyền thống đang song hành cùng những phát triển của công nghệ mới và xu hướng thiết kế quốc tế. Đó chính là màu sắc riêng của Triển lãm Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc lần thứ 5…