Thương hiệu là gì? Đây là một trong những câu hỏi thường thấy nhất mà chúng ta có thể bắt gặp bất cứ đâu: trong các buổi hội thảo, trong các sự kiện thiết kế và trong rất nhiều thứ khác nữa. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ
Thương hiệu là gì? Đây là một trong những câu hỏi thường thấy nhất mà chúng ta có thể bắt gặp bất cứ đâu: trong các buổi hội thảo, trong các sự kiện thiết kế và trong rất nhiều thứ khác nữa. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này. Công ty luật FBLAW xin gửi đến quý khách hàng bài viết sau. Nếu còn bất cứ thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ 0973.098.987 & 038.595.3737 để được tư vấn và hỗ trợ
Sau nhiều cuộc thảo luận, phân tích và thậm chí có những mâu thuẫn về cách định hình khái niệm khi liên tục tư duy phản biện. Vũ và đội ngũ đã thống nhất với nhau nhận định rằng, thương hiệu không phải là một vật chất hữu hình. Hoặc nói cụ thể hơn, không tồn tại dưới dạng vật chất.
Trái lại, thương hiệu được hình thành và không ngừng củng cố dựa trên niềm tin của người tiêu dùng. Niềm tin rằng thương hiệu này luôn tạo ra những sản phẩm chất lượng, luôn không ngừng thấu hiểu và ra sức giải quyết vấn đề của các khách hàng tiềm năng.
Nếu không có sự tồn tại của thương hiệu trong thế giới mà chúng ta đang sống, thì Apple chỉ đơn thuần là quả táo, Visa chỉ là tấm giấy thông hành đưa bạn đi khắp thế giới, còn Christian Dior mãi mãi chỉ là tên khai sinh của một nhà thiết kế lừng danh.
Nếu thương hiệu không tồn tại song song với những sản phẩm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, người tiêu dùng sẽ không có cơ sở để tin tưởng rằng số tiền mình chi ra đang được sử dụng đúng chỗ. Hoặc niềm tin mình trao trọn cho doanh nghiệp này liệu có đúng đắn hay không, khi động lực phát triển sản phẩm để thúc đẩy hình ảnh thương hiệu bị thế chỗ bởi những mục tiêu về năng suất hay lợi nhuận tầm thường.
Từ nền tảng của niềm tin, quan điểm và thói quen chi tiêu của người tiêu dùng dần chuyển thành nhận thức tích cực. Từ chỗ niềm tin chỉ xuất phát từ nhu cầu và vấn đề tiêu dùng của bản thân, mỗi khách hàng thân thiết sẽ dần chuyển đổi thành một khách hàng trung thành. Sẵn sàng “buôn chuyện”, quảng cáo miễn phí và tích cực lôi kéo bất cứ ai xung quanh.
Văn hoá Phật Giáo vẫn luôn truyền đạt một luận điểm cho rằng: “Bản thân mình không là gì thì mình mới có thể trở thành tất cả.” Khi bạn đặt câu hỏi cho khái niệm thương hiệu là gì cũng vậy, bản thân không là gì thì thương hiệu mới có thể là bất cứ thứ gì.
Không dừng lại trong giới hạn của tên gọi, nhãn hiệu hay tiêu cực hơn nữa là một thiết kế logo, thương hiệu có thể là bất cứ thứ gì đủ sức tác động đến nhận thức người tiêu dùng.
Khi nghe nói một người đàn ông suốt ngày mặc áo cổ lọ màu đen đi qua đi lại, chẳng ngại ngần sử dụng thứ ngôn ngữ mà bất cứ ai cũng có thể hiểu được trên bục thuyết trình. Bạn biết chắc rằng người đàn ông đó không ai khác ngoài huyền thoại Steve Jobs của Apple.
Khi ai đó hỏi bạn về một thương hiệu luôn trở thành đầu tàu, sẵn sàng tiên phong cho mọi cuộc cách mạng về xu hướng mới nhất. Thương hiệu sẵn sàng giải thoát cho người phụ nữ khỏi chiếc áo corset nghẹt thở, đập tan dư luận cho rằng trang phục màu đen chỉ phù hợp với người hầu hay những dịp tang lễ, thì bạn nhận ra ngay rằng đó chính là Chanel.
Như bạn thấy đó, thương hiệu có thể là bất cứ thứ gì. Chỉ cần nó đủ sức tác động đến hiểu biết, tâm lý hay nhận thức của bạn thì đó chính là thương hiệu. Thậm chí thương hiệu còn đến từ một giai điệu bắt tai như tiếng nhạc chuông của iPhone, hay mùi hương không lẫn vào đâu được như của Chanel No.5 chẳng hạn.
Vì tất cả những phân tích và bằng chứng kể trên, Vũ tin tưởng là đã đến lúc chúng ta hoàn toàn thay đổi quan điểm và cách nhìn nhận về khái niệm. Khi bất cứ ai đặt câu hỏi “thương hiệu là gì”, bạn có thể mạnh dạn và tự tin trả lời rằng: Thương hiệu chính là nhận thức tích cực từ người tiêu dùng.
Thương hiệu mà doanh nghiệp xây dựng thực chất đã bao gồm nhãn hiệu. Nhãn hiệu là công cụ để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trên thị trường. Nhãn hiệu cần được bảo hộ, chứng nhận bởi cơ quan nhà nước thì doanh nghiệp mới có thể bảo vệ được thương hiệu của mình. Bởi:
Thương hiệu chính là cách thức mà một tổ chức hoặc cá nhân tạo nên, được cảm nhận hữu hình hoặc vô hình bởi những người trải nghiệm nó. Thương hiệu không đơn giản là một cái tên, một khẩu hiệu, một biểu tượng. Thương hiệu là sự cảm nhận, nhận biết sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp khơi gợi nên cho khách hàng, cho đối tác, nhân viên,…. Hay nó còn là “danh tiếng”, “tên tuổi” của một doanh nghiệp
Khi đó, thương hiệu hiện hữu đối với khách hàng đã trải nghiệm nó bao gồm: Đội ngũ nhân viên, nhà đầu tư, người làm truyền thông, chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ và phương thức nhận diện (logo, nhãn hiệu).
“Although the term “brand” is sometimes used as a synonym for a “trademark”, in commercial circles the term “brand” is frequently used in a much wider sense to refer to a combination of tangible and intangible elements, such as a trademark, design, logo and trade dress, and the concept, image and reputation which those elements transmit with respect to specified products and/or services. Some experts consider the goods or services themselves as a component of the brand.”
Tạm dịch là: “Mặc dù thuật ngữ “thương hiệu” đôi khi được sử dụng như một từ đồng nghĩa của “nhãn hiệu” trong lĩnh vực thương mại, nhưng nó thường được sử dụng theo nghĩa rộng hơn bao gồm sự kết hợp của các yếu tố hữu hình và vô hình, chẳng hạn như một nhãn hiệu, một thiết kế, biểu tượng, hình ảnh thương mại, khái niệm, ảnh và danh tiếng mà các yếu tố đó liên quan tới các sản phẩm dịch vụ cụ thể. Một số chuyên gia coi bản thân hàng hóa hoặc dịch vụ là một phần của thương hiệu.”
Ở góc độ truyền thông, Thương hiệu được hiểu theo từ “Hán – Việt”: “Thương” trong từ giao thương, thương mại, buôn bán; “Hiệu” nghĩa là dấu hiệu. Từ đó có thể hiểu rằng “Thương hiêu” là dấu hiệu để nhận biết được dùng trong hoạt đông buôn bán, kinh doanh để tạo ra sự khác biệt giữa các nhà sản xuất, kinh doanh khác nhau. Dấu hiệu này được thể hiện ở các mặt chủ yếu: đặc điểm vật lý của sản phẩmm chất lượng dịch vụ,…
Ở nội dung trên chúng ta đã có được đáp án thương hiệu chính là nhận thức từ người tiêu dùng. Không dừng lại ở đó, cần phải được tạo ra từ những nhận thức tích cực chứ không phải ngược lại. Bởi nhận thức tiêu cực không giúp bạn chiếm được cảm tình của toàn bộ hoặc đa số khách hàng tiềm năng, càng không thể giúp doanh nghiệp giữ chân họ ở lại.
Mà một khi đã định nghĩa rằng thương hiệu chính là nhận thức, thì rõ ràng rằng nó có thể là bất cứ điều gì. Miễn là nó đủ sức tấn công và chinh phục nhận thức của khách hàng mục tiêu, đó chính là những yếu tố làm nên một thương hiệu mạnh. Ngay sau đây, Vũ muốn chia sẻ đến tất cả các bạn 5 yếu tố cơ bản:
Thương hiệu không chỉ đơn giản là một cái tên, nhưng cái tên phải là yếu tố đầu tiên được nhắc đến. Tên thương hiệu không chỉ đóng vai trò làm nên tên tuổi, mà thông qua đó còn thể hiện rõ nét văn hoá lẫn tính cách đặc thù của mọi thương hiệu trên thị trường.
Một thương hiệu mang tính cách dễ gần, vui vẻ và hướng đến khách hàng mục tiêu trẻ tuổi thì cái tên cũng phải thể hiện một phần hay toàn bộ định hướng đó. Ngược lại một thương hiệu tài chính, bất động sản hay mô hình đầu tư hướng đến khách hàng mục tiêu có tuổi đời lẫn vốn sống dày dặn, chắc chắn cái tên phải thể hiện tầm nhìn và giá trị bền vững chứ không thể qua loa hay đi theo xu hướng nhất thời nào đó.
Tên thương hiệu muốn tạo được ấn tượng đến khách hàng tiềm năng, thể hiện rõ ràng và chính xác bản sắc thì phải dễ đọc, dễ nhớ và dễ phát âm. Cần hạn chế một cái tên có quá nhiều âm tiết, trừ trường hợp bạn tạo ra được một cái tên đặc biệt ấn tượng – như Wall Street Journal hay Southwest Airlines chẳng hạn.
Còn lại tất cả những thương hiệu mạnh trên toàn cầu đều sở hữu những cái tên ngắn gọn, dễ nhớ và dễ phát âm. Thậm chí có thể phát âm giống nhau bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như Pepsi, Visa, Tesla, Zara,…
Nhiều người cho rằng nối gót trong nhóm các yếu tố cơ bản làm nên thương hiệu phải là thiết kế logo, nhưng khoan đã bởi vì chúng ta còn phải nhắc đến bản sắc thương hiệu. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp và chủ mô hình kinh doanh luôn đề cao tầm quan trọng của tên hay thiết kế logo, mà quên mất rằng nền tảng tạo ra những thành quả qua trọng đó lại chính là bản sắc thương hiệu.
Không ít các đội ngũ, cung cấp dịch vụ thiết kế chưa thật sự đầu tư nguồn lực lẫn tâm huyết vào các sản phẩm của mình. Bỏ qua công đoạn tạo dựng bản sắc để bắt tay ngay vào thiết kế logo, hình ảnh và bộ nhận diện.
Khi bản sắc chưa được tạo dựng, thì văn hoá thương hiệu vẫn còn là con số không tròn trĩnh. Giá trị thương hiệu chưa được cam kết, tính cách chưa được định hình, thậm chí định vị trên thương trường vẫn còn rất mông lung. Tất cả không chỉ làm giảm sút hiệu quả của thiết kế logo, thiết kế bộ nhận diện mà còn làm suy giảm năng lực cạnh tranh.
Bản sắc bao gồm những hạng mục cơ bản như sau: tầm nhìn, sứ mệnh, lời hứa, đặc tính, tông giọng…Với mỗi hạng mục là một đại diện quan trọng về mặt ngôn ngữ, hình ảnh và hệ giá trị mà thương hiệu vẫn luôn theo đuổi từng ngày.
Logo là tín hiệu nhận diện quan trọng trong mỗi sản phẩm nhận diện, là đại diện cho về mặt hình ảnh và thay mặt lãnh đạo doanh nghiệp truyền đạt tính cách, văn hoá cũng như hệ giá trị.
Thiết kế logo là bước đi đầu tiên trong quy trình xây dựng hình ảnh và như đã nói, logo cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi bản sắc. Thậm chí cũng giống như tên, công thức thiết kế logo còn đòi hỏi sự thấu hiểu của đội ngũ thiết kế với đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Những người sáng lập luôn hiểu đúng nhất về bản sắc của họ, nhưng để truyền tải và ứng dụng bản sắc vào trong thiết kế logo lại là câu chuyện khác.
Tại Vũ đội ngũ thiết kế đã nghiên cứu, sáng tạo kết hợp với học hỏi kiến thức từ nhiều nền tảng để cho ra đời quy trình thiết kế logo 7 bước bao gồm:
Đương nhiên Vũ không dám nhận định quy trình thiết kế nào là tối ưu nhất, càng không muốn khẳng định quy trình do đội ngũ mình tạo ra là hoàn hảo nhất. Chỉ là thông qua quy trình sẵn có, Vũ có thể hạn chế đến mức thấp nhất những sai số không đáng có trong quá trình thiết kế, mang đến hiệu quả cao nhất cả về tính thẩm mỹ lẫn ứng dụng thực tiễn.
Bộ nhận diện không chỉ bao gồm thiết kế logo và các ấn phẩm nhận diện, đây còn là cơ sở để công ty chủ động đề xuất giá trị và đồng thời truyền thông chuỗi giá trị đó đến khách hàng.
Mỗi người có cơ hội tiếp xúc với hàng nghìn thông điệp và hình ảnh quảng cáo hằng ngày, nhẩm ra thì có chưa đến 7 giây để một thương hiệu chiếm được thiện cảm hay để lại ấn tượng trong đầu người xem. Bộ nhận diện lúc này đóng vai trò đảm bảo, duy trì tính nhất quán về mặt hình ảnh để quảng bá hình ảnh chuyên nghiệp, hiệu quả đến hàng triệu khách hàng tiềm năng ngoài kia.
Có hơn 10 năm nghiên cứu về thành bại của các thiết kế nhận diện, Millward Brown – Founder của agency thiết kế Kantar đã chỉ ra rằng: “Bộ nhận diện chứa nhiều đề xuất giá trị mang lại sức tăng trưởng lên đến 126%, trong khi những thiết kế bỏ qua đề xuất giá trị chỉ cán mốc 27%. Đó là lí do vì sao chúng tôi phải phân biệt rằng đâu là một bộ nhận diện hiệu quả, và đâu là một bộ nhận diện thành công thật sự.”
Nhận diện thương hiệu không nhất thiết phải là một hình ảnh hoành tráng, một bộ ấn phẩm chi tiết và tràn ngập các đường nét nổi bật. Nhận diện hiệu quả là chỉ cần thông qua một câu chữ, một lời nói ngắn gọn hay một hoạ tiết đơn giản nhưng phá cách mà vẫn giúp thương hiệu lan toả thông điệp đến đúng người cần. Đề xuất giá trị phù hợp với nguồn lực đội ngũ mà vẫn chinh phục được thị giác, cảm xúc lẫn niềm tin của người tiêu dùng.
Kiến trúc thương hiệu là bản quy hoạch cách tổ chức, khi hướng tới mở rộng và phát triển đa ngành trong tương lai. Không phải chỉ có những công ty lớn, sẵn có vị thế trên thương trường mới cần thiết xây dựng kiến trúc. Bất cứ công ty nào cũng đều phải sẵn sàng, chuẩn bị và lên phương án tạo dựng kiến trúc từ trước.
Không chỉ quan trọng đối với quy trình xây dựng cơ bản, mà kiến trúc còn là một phần không thể thiếu trong chiến lược. Kiến trúc hướng dẫn và quy định rõ ràng cách một công ty chọn lấy thương hiệu mẹ, quản lý nhóm thương hiệu con và xây dựng mối liên kết giữa chúng để đảm bảo phát triển bền vững.
Bản thân thương hiệu gốc khi đạt đến một vị thế nhất định cũng cần được giảm tải, hạn chế đến tối đa những rủi ro giữa một thị trường cạnh tranh khốc liệt. Khi thương hiệu gốc hoặc một trong các thương hiệu con dính phải rắc rối, thì ít nhất các cái tên còn lại có liên quan cũng phần nào tránh bị liên luỵ.
Không dừng lại ở đó, kiến trúc còn giúp bản thân doanh nghiệp tiếp cận và chinh phục nhiều khách hàng tiềm năng mới. Vì nhóm khách hàng này sẽ khác với tầm nhìn, định hướng sản phẩm cũng như định vị ban đầu, nên cần có các thương hiệu con sắm vai trò thăm dò thị trường hay thậm chí trực tiếp chiếm lĩnh thêm thị phần.
Thương hiệu con có thể được truyền thông liên đới đến thương hiệu gốc hoặc không, tuỳ vào vai trò mà đội ngũ lãnh đạo muốn chuyển giao. Không phải lúc nào thương hiệu gốc và con cũng xuất hiện cùng lúc, truyền thông đồng thời và bổ trợ giá trị lẫn nhau.
Lấy ví dụ của tập đoàn P&G, vốn là một công ty nổi tiếng từ việc cung cấp các sản phẩm và đồ dùng gia đình cao cấp, hướng đến khách hàng mục tiêu có điều kiện tài chính và năng lực tiêu dùng nhất định. Nhận thấy Tide là chưa đủ để đáp ứng tham vọng thị phần của mình, P&G đã tạo ra một thương hiệu bột giặt/nước giặt lấy tên gọi là Ariel.
Ariel là một sản phẩm giá rẻ, định hướng và định vị khác biệt hoàn toàn so với Tide. Thậm chí P&G còn chủ đích tạo ra “cuộc chiến ngầm” của hai sản phẩm này, trên kệ hàng siêu thị lẫn các chiến dịch truyền thông nhằm mục đích kích cầu và cải thiện doanh số cùng lúc của cả hai.
Một số kiến trúc phổ biến hiện nay gồm có:
Bài chia sẻ hy vọng không chỉ giải đáp thắc mắc của mọi người rằng thương hiệu là gì, mà còn củng cố kiến thức về các yếu tố làm nên thương hiệu mạnh cho mô hình kinh doanh.
Với tầm nhìn phát triển nền kinh tế quốc gia và chất lượng sống của người dân, thông qua đồng hành và xây dựng thành công thương hiệu Việt Nam, đội ngũ của Vũ tự hào và phấn khởi vì những kiến thức mà mình chia sẻ vẫn đang được ủng hộ vô cùng mạnh mẽ.
Số tiền donate từ “những tấm lòng vàng” chỉ được dùng để mua cà phê, tiếp sức sáng tạo cho đội ngũ của Vũ và sẽ luôn là như vậy.
Đó là nguồn động lực để Vũ không chỉ dừng lại trong giới hạn của bài viết hôm nay, hay trong khuôn khổ của những bài viết chia sẻ, mà sẽ còn nỗ lực và dồn nhiều tâm huyết hơn nữa vào các kế hoạch nhằm thúc đẩy năng lực cạnh tranh của nhiều thương hiệu Việt Nam. Từ đó không chỉ phát triển năng lực đội ngũ, không chỉ phát triển tiềm năng nền kinh tế mà còn đóng góp trực tiếp vào cải thiện chất lượng cuộc sống của từng người dân.
Thương hiệu là nhận thức đến từ người tiêu dùng sau thời gian đủ lâu có cơ hội tiếp xúc và trải nghiệm với sản phẩm.
Tài sản thương hiệu là tập hợp các giải pháp cải thiện hiệu quả kinh doanh thông qua nâng cao nhận thức thương hiệu từ phía khách hàng.
Chiến lược thương hiệu là nhóm giải pháp, hướng dẫn và kế hoạch với mục tiêu khẳng định vị thế độc tôn của thương hiệu trong tâm trí khách hàng, mà vẫn không xa vời so với nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp.
“Brand” là những nhận thức tích cực từ phía người tiêu dùng. “Branding” là từng hành động cụ thể từ phía doanh nghiệp, nhằm đạt được những nhận thức tích cực đó.
Đặc tính của thương hiệu là tính chất riêng biệt của một thương hiệu, nó giúp phân biệt giữa các thương hiệu khác nhau trên thị trường.