Thứ Năm, 12 Tháng Mười Hai, 2024, tuần 50
Thứ Năm, 12 Tháng Mười Hai, 2024, tuần 50
Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ, giới chức kinh tế Mỹ đã tổ chức nhiều sự kiện trong năm qua tại cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để vận động các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào phái đoàn đi thủ đô Washington, dự kiến từ ngày 10 - 12/6 tới với mục đích thu hút đầu tư vào Mỹ.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (tiếng Anh: Voice of America, viết tắt: VOA) là dịch vụ truyền thông đối ngoại chính thức của chính phủ Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sản xuất nội dung số, TV và radio bằng hơn 40 ngôn ngữ mà nó phân phối nội dung tới các đài liên kết trên toàn cầu. Đối tượng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ chủ yếu khán giả nước ngoài, vì vậy Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được tập trung vào nội dung có ảnh hưởng đến dư luận nước ngoài liên quan đến Hoa Kỳ và người dân nước này.[1]
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942,[2] và hiến chương Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (Luật công chúng 94-350 và 103-415)[3] đã được Tổng thống Gerald Ford ký thành luật năm 1976. Hiến chương này có sứ mệnh "truyền phát tin tức và thông tin chính xác, cân bằng và toàn diện tới khán giả quốc tế" và nó xác định các tiêu chuẩn bắt buộc về mặt pháp lý trong cách thức làm báo chí của VOA.[4]
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ có trụ sở tại Washington, D.C., và được Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ, một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ giám sát.[5] Tiền tài trợ được Quốc hội Hoa Kỳ trích lập hàng năm theo ngân sách dành cho các đại sứ quán và lãnh sự quán. Trong năm 2016, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đã phát sóng khoảng 1.800 giờ chương trình phát thanh và truyền hình mỗi tuần cho khoảng 236,6 triệu người trên toàn thế giới với khoảng 1.050 nhân viên và ngân sách hàng năm do người dân Hoa Kỳ đóng thuế là 218,5 triệu USD.[1][4]
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được thành lập năm 1942 thuộc Văn phòng Thông tin thời chiến với những chương trình tuyên truyền nhằm vào khu vực châu Âu bị chiếm đóng bởi Đức và khu vực Bắc Phi. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát thanh vào ngày 24 tháng 2 năm 1942. Các trạm phát sóng được Đài Tiếng nói Hoa Kỳ sử dụng lúc đó là các trạm phát sóng ngắn của Hệ thống phát thanh Columbia (CBS) và Công ty phát thanh quốc gia (NBC). Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phủ sóng phát thanh trên lãnh thổ Liên Xô vào ngày 17 tháng 2 năm 1947.
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ được đặt dưới quyền giám sát của Cơ quan Thông tin Hoa Kỳ. Đài Tiếng nói Hoa Kỳ khi đó dính dáng đến các chương trình phát thanh mang tính tuyên truyền. Vào thập niên 1980, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tăng thêm dịch vụ truyền hình cũng như các chương trình khu vực đặc biệt nhắm vào Cuba như Radio Marti và TV Marti.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay nằm dưới sự quản lý của Ủy ban Phát thanh Quốc tế (IBB), là một bộ phận của Ủy ban Phát thanh chính quyền (BBG). Điều này dẫn đến sự tranh cãi về mức độ độc lập của các chương trình thông tin của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đối với các đường lối chính sách của chính quyền (Hoa Kỳ).j
IBB sử dụng một loạt mạng lưới truyền thông trên toàn thế giới. Các trạm trong nước đặt tại Greenville ở Bắc Carolina và Delano ở California. Bên ngoài Mỹ, IBB có trạm tiếp vận đặt tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, Hy Lạp, Philippines, São Tomé và Príncipe, Kuwait và Thái Lan.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là một trong những cơ quan dưới quyền của Hội đồng quản lý phát sóng (BBG). BBG là một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ và được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ kinh phí hoạt động[6], là một cơ quan tự trị của chính phủ Hoa Kỳ, với tư cách thành viên lưỡng đảng. Bộ trưởng Ngoại giao có một ghế trong BBG. BBG được thành lập như một bộ đệm để bảo vệ VOA và các đài truyền hình quốc tế, phi quân sự, do Hoa Kỳ tài trợ khỏi sự can thiệp chính trị. Nó thay thế Hội đồng Phát thanh Quốc tế (BIB) giám sát việc cấp vốn và hoạt động của Đài Châu Âu Tự do / Đài Tự do , một chi nhánh của VOA.
Theo luật pháp Hoa Kỳ thì Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bị cấm phát thanh trực tiếp tới công dân Mỹ.[7] Đạo luật được sửa đổi do việc thông qua Điều khoản của Đạo luật Hiện đại hóa Smith-Mundt trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2013 . Mục đích của đạo luật năm 1948 là bảo vệ công chúng Mỹ khỏi các hành động tuyên truyền của chính phủ của họ và không có sự cạnh tranh với các công ty tư nhân của Mỹ. Sửa đổi có mục đích thích ứng với Internet và cho phép công dân Mỹ yêu cầu truy cập nội dung VOA.
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện nay phát thanh bằng hơn 50 thứ tiếng, bao gồm cả tiếng Anh đặc biệt (tiếng Anh với từ vựng và ngữ pháp được đơn giản hóa).
Địa chỉ của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ là 330 Independence Avenue, Washington, D.C., 20547.
Nhạc hiệu của đài là bài "Yankee Doodle," được chơi bởi ban nhạc đồng và gõ, tiếp theo là thông báo: "This is the Voice of America, signing on" (Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ, bắt đầu). Bài "Columbia, Gem of the Ocean" ("Columbia, hòn ngọc đại dương") đã từng được dùng làm nhạc hiệu trong nhiều năm.
Các đài phát thanh "anh em" với VOA, được quản lý bởi IBB hoặc trực tiếp bởi một cơ quan thuộc chính phủ Hoa Kỳ mang tên Hội đồng quản lý phát sóng (BBG)[8]:
Đài Tiếng nói Hoa Kỳ hiện phát bằng 45 ngôn ngữ (có chương trình truyền hình được đánh dấu *):
Học viện Quân sự Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Military Academy), cũng được biết đến với cái tên West Point hoặc tên viết tắt USMA, là một vị trí của Lục quân Hoa Kỳ đồng thời cũng là một học viện quân sự. West Point trở thành vị trí quân sự đầu tiên dưới sự chỉ huy của Benedict Arnold. Được thiết lập vào năm 1802, nó là trường học viện quân sự lâu đời nhất của Hoa Kỳ. Các sinh viên được gọi là các thiếu sinh quân (cadet).
Học viện tọa lạc tại West Point, New York, từ vị trí có thể nhìn thấy Sông Hudson, cách Thành phố New York khoảng 50 dặm (80 km) về hướng Bắc (41°23′38″B 73°57′16″T / 41,39389°B 73,95444°T / 41.39389; -73.95444). Chiếm diện tích trên 16.000 mẫu Anh (65 km²), nó là một trong những khu trường rộng nhất trên thế giới. (Khi so sánh với Học viện Hải quân Hoa Kỳ với 338 mẫu Anh / 1.37 km² và Học viện Không lực Hoa Kỳ với 18.000 mẫu Anh / 73 km².) Các trang bị tiện nghi được kết hợp độc nhất của trường gồm một dốc trượt tuyết và một trường bắn pháo binh, thêm vào đó là các tòa nhà của học viện và các trang thiết bị thể thao được tạo lập ở một khuôn viên riêng biệt trong trường. Vị trí này đã có từ năm 1778, và nó vẫn là vị trí quân sự lâu đời nhất của Hoa Kỳ.
Theo một Đạo luật của Quốc hội được thông qua vào năm 1903, để trở thành học viên của trường phải có sự giới thiệu của ít nhất một thượng nghị sĩ là người đại diện và một người được ủy quyền trong Quốc hội. Hiện tại, mỗi thành viên của Quốc hội và Phó Tổng thống có thể có năm giới thiệu cho Học viện Quân sự Hoa Kỳ bất cứ thời điểm nào. Khi bất kỳ một học viên nào tốt nghiệp hoặc dời trường, một ví trí trống sẽ được tạo ra. Các ứng cử viên sẽ được giới thiệu, đề nghị chính thức bởi thượng nghị sĩ là người đại diện của họ, hoặc một người được ủy nhiệm trong Quốc hội, và những lựa chọn này ở quy mô lớn được bổ nhiệm bởi Phó tổng thống Hoa Kỳ. Quá trình giới thiệu, bổ nhiệm không mang tính chính trị và những người được chỉ định không biết người đại biểu Quốc hội là người bổ nhiệm. Các đại biểu Quốc hội thường giới thiệu mười người cho một vị trí trống. Họ có thể chỉ định theo phương thức tranh đua hoặc theo nguyên lý chỉ định. Trong phương pháp tranh đua, tất cả 10 ứng cử viên sẽ được kiểm tra lại tại học viện để xem ứng cử viên nào có chất lượng nhất. Nếu việc bổ nhiệm của đại biểu Quốc hội theo nguyên lý chỉ định, thì chỉ cần có điều kiện là các ứng cử viên có thể chất súc khỏe tốt, không bị bệnh theo tiêu chuẩn của trường, thì ứng cử viên đó sẽ được chấp nhận, ngay cả khi có các ứng cử viên khác chất lượng tốt hơn. Độ khó khăn trong việc giành được sự bổ nhiệm rất khac nhau tùy theo số ứng cử viên của mỗi bang. Quá trình để có được một chỉ tiêu bao gồm việc hoàn thành đơn xin, thực hiện một hay nhiều thử thách (tiểu luận?), và có một hay nhiều thư giới thiệu.
Để được nhận vào học tại trường, các thí sinh phải ở trong độ tuổi từ 17 đến 23 tùy theo đầu vào, chưa lập gia đình, không có trách nhiệm nuôi dưỡng trẻ nhỏ, có nhân cách, phẩm chất và đạo đức tốt. Quy trình được xét duyệt bao gồm một đơn xin vào trường, một cuộc kiểm tra tiêu chuẩn và những người giới thiệu. Các ứng cử viên cũng phải trải qua cuộc kiểm tra sát hạch về khả năng chịu đựng của cơ thể, và còn phải qua một đợt kiểm tra toàn diện về sức khỏe bao gồm cả kiểm tra thị lực của mắt để thích hợp với vị trí được tuyển chọn. Các ứng cử viên có vấn đề về thị lực hoặc có bệnh tật gì khác thì sẽ bị loại. Việc kiểm tra sức khoẻ thường được tiến hành bởi giáo viên đào tạo thể chất trong trường trung học phổ thông hoặc huấn luyện viên các đội thể thao.
Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 60 thí sinh là người nước ngoài sẽ được nhận vào học tại trường. Các nước có thí sinh gửi đến học tại trường phải trả chi phí cho các học viên của họ.
Học viên tốt nghiệp tại trường sẽ nhận bằng cử nhân khoa học và hầu hết được cấp thiếu úy (cấp quân hàm thấp nhất của sĩ quan) trong Lục quân Hoa Kỳ. Học viên sau khi tốt nghiệp có nghĩa vụ phục vụ ít nhất 5 năm trong quân đội. Việc bố trí vào các chuyên ngành khác nhau như (bộ binh, pháo binh, thiết giáp, hàng không,...) được quyết định bởi những người trong hội đồng có trách nhiệm của trường. Các học viên nước ngoài được bố trí vào các nhánh của lục quân nước họ.
Từ năm 1959, các học viên phải có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ hoặc sau khi tốt nghiệp phải nhận một nhiệm vụ trong Không lực Hoa Kỳ, Hải quân Hoa Kỳ hoặc Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ để cung cấp cho họ khả năng thích ứng với các yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi năm, một số lượng nhỏ những học viên tốt nghiệp sẽ làm việc này, và thực hiện theo cách trao đổi một đổi một với các học viên tương tự ở các trường đại học quân sự Hoa Kỳ.
Kể từ khi thành lập vào năm 1802 đến năm 1976, West Point, học viện quân sự lâu đời nhất của Mỹ, không nhận học viên nữ. Từ năm 1977 trở đi, học viện mới mở cửa cho nữ học viên và hơn 4.100 cô gái đã tiếp bước 62 nữ học viên đầu tiên tốt nghiệp vào năm 1980.
Hơn 48,000 đoạn phim của người bản ngữ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tại Hoa Kỳ, nghĩa vụ quân sự, thường được gọi là quân dịch (tiếng Anh: the draft), đã được chính quyền liên bang huy động tuyển quân trong tất cả 6 cuộc giao tranh quân sự bao gồm: Chiến tranh Cách mạng Mỹ, nội chiến Hoa Kỳ, Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, Chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Việt Nam. Sự hiện hữu lần thứ tư của chế độ quân dịch bắt buộc được hiện thực hóa vào năm 1940, thông qua Đạo luật Nghĩa vụ và Huấn luyện có chọn lọc 1940; đây là chế độ quân dịch đầu tiên của đất nước trong thời bình.[1] Từ 1940 cho đến năm 1973, trong suốt cả thời bình lẫn những giai đoạn xảy ra xung đột, những nam giới được gọi đi quân dịch để lấp đầy những vị trí còn trống trong Quân đội Hoa Kỳ vốn không thể lấp đầy quân số bằng các biện pháp tình nguyện. Chế độ quân dịch bắt buộc ở Mỹ chấm dứt vào năm 1973, khi quân đội nước này chuyển sang đội ngũ hoàn toàn đi lính tự nguyện. Tuy nhiên, nghĩa vụ quân sự bắt buộc vẫn duy trì ở mọi nơi trên nền tảng quân dự bị; theo đó tất các nam công dân người Mỹ, bất kể đang sống ở đâu, và những người nhập cư là nam giới, bất kể đã được chứng minh hay chưa, có cư trú bên trong lãnh thổ Hoa Kỳ, có độ tuổi từ 18 đến 25 đều được yêu cầu chấp hành việc đi đăng ký với Cơ quan Nghĩa vụ có chọn lọc.[2][3] Luật pháp liên bang vẫn tiếp tục cung cấp cho chế độ quân dịch bắt buộc các nam giới trong độ tuổi từ 17 đến 44, những người có xác nhận dự định trở thành công dân Mỹ, và bổ sung cả những nữ giới cụ thể phục vụ trong hàng ngũ dân quân chiếu theo Điều 1, Khoản 8 của Hiến pháp Hoa Kỳ và Bộ luật 10 Hoa Kỳ § 246.[4][5][6]
Định nghĩa của quân dịch tại Wiktionary