Khu Phố Hàn

Khu Phố Hàn

Ansan được mệnh danh là khu phố Việt tại Hàn bởi nơi đây có rất nhiều người Việt sinh sống. Đây cũng chính là lý do Ansan được nhiều du học sinh và người lao động ưu ái lựa chọn khi đến với xứ kim chi.

Ansan được mệnh danh là khu phố Việt tại Hàn bởi nơi đây có rất nhiều người Việt sinh sống. Đây cũng chính là lý do Ansan được nhiều du học sinh và người lao động ưu ái lựa chọn khi đến với xứ kim chi.

Những điểm đến thú vị khi đến Ansan

Đảo Daebu hiện nay đã trở thành một địa danh nổi tiếng được nhiều học sinh cũng như khách du lịch yêu thích và tìm đến. Hòn đảo được mệnh danh là đảo vàng của Gyeonggi ẩn chứa nhiều bí mật của kỷ nguyên địa chất - cách đây hơn 70 triệu năm.

Ngoài ra, vào tháng 10 năm 2018, tại đầm lầy Ramsar thuộc bãi triều Daebu cũng đã phát hiện nhiều loại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới như Cò trắng Trung Quốc, Cò thìa mặt đen, Chim mò sò… và nhiều loài hoa hoang dã nở rộ vào mùa xuân sau khi trải qua những đợt gió đông khắc nghiệt.

Phong cảnh của hồ nhân tạo Sihwaho ở Gyeonggido Hàn Quốc được hiện ra dưới những cơn gió mùa đông đang thổi. Nếu bạn được ngắm nhìn những con chim di cư bay đến khu đầm với cả rừng cây lau thì bạn sẽ có cảm giác như thời gian dừng lại. Nếu bạn đi theo đập ngăn nước biển của hồ Sihwaho thì bạn sẽ thấy thật bình yên khi nhìn thấy cảnh mọi người ngồi buông cần câu cá trên mặt nước hồ xanh biếc.

Hồ Sihwaho được bao quanh là thành phố Ansansi Gyeonggi-do, Siheung-si, Hwaseong-si, nơi là thiên đường của những chú chim di cư vào mùa đông. Vào năm mặt nước hồ đóng băng cũng có khoảng 350 nghìn con chim di cư bay đến đây. Trong số đó có cả những loài chim quý hiếm như loài cò trắng và cò thìa - loài chim đang có nguy cơ tuyệt chủng. Hồ Sihwaho đã trở thành điểm dừng lại của những loài chim di cư mùa đông và đây chính là ví dụ tiêu biểu cho việc tạo ra các không gian sinh thái và phục hồi môi trường tự nhiên đã bị ảnh hưởng.

Đây là nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới và thu hút được rất nhiều sự chú ý của khách tham quan để họ có thể chụp được những bức ảnh phong cảnh đặc biệt với các loại chim di cư.

Bạn có thể ngắm bến tàu Sorae và Worlgol nằm ở khu vực giáp ranh giữa thành phố Siheungso - Incheon và nếu đi theo tuyến đường quốc gia số 77 về phía nam thì bạn sẽ gặp ngã ba đường Ohedo, cụm công nghiệp Banwol, đập ngăn nước biển Sihwaho. Tuyến đường địa phương số 301 được bắt đầu từ ngã ba này và đi qua đập ngăn nước biến. Ohedo được nhắc đến là khu vực đã phát hiện ra các di tích của thời tiền sử và có thể con người đã sinh sống ở đây từ rất sớm. Ohedo vốn là một hòn đảo nhưng nó được nối liền với lục địa khi đập ngăn nước biển được xây dựng và để phát triển các ruộng muối. Từ đó đập ngăn nước biển Sihwaho đã đã được xây dựng và nối liền với khu vực Daebudo.

Nếu đi theo đập ngăn nước biển Sihwaho thì bạn có thể thấy được phong cảnh của biển Nam Hải dần dần được hiện ra khác nhau dưới những con sóng và bên cạnh hồ Sihwaho hiền hòa phẳng lặng. Bờ cát phẳng mịn thường được xuất hiện và biến mất theo hai lần thủy triều lên và xuống trong một ngày.Khi bờ cát phẳng mịn xuất hiện, mọi người có thể đi ra và nhặt vỏ sò; khi nước dâng lên thì những người câu cá ớ đó sẽ nhắc nhở mọi người.

Ở đây mọi người sẽ cảm thấy sảng khoái khác hẳn với cảnh tắc nghẽn của những con đường và cùng bỏ lại phía sau là một thành phố đông đúc. Nếu đi theo con đường ven đập ngăn nước biển thì bạn sẽ thấy cảnh của vùng biển trải dài với những khu rừng lau bất tận. Trên đập ngăn nước biển này, bạn cũng có thể thấy nhà máy điện thủy triều Sihwaho, nơi rất đáng tự hào về sản lượng điện lớn nhất thế giới (khả năng sản xuất 254MW). Đây là nhà máy điện thủy triều thân thiện với môi trường và được vận hành theo số lần đến và đi của thủy triều.

Vị trí địa lý của thành phố Ansan

Ansan là thành phố thuộc tỉnh Gyeonggi, Hàn Quốc, có diện tích 149,39 km² là nơi sinh sống của hơn 716 nghìn người (2018). Ansan thuộc vùng phía Nam Seoul, là một trong những thành phố phát triển bậc nhất ở Hàn Quốc. Với hệ thống giao thông cực kỳ thuận tiện, bạn có thể đi tàu tới Seoul, Ansan cách Seoul chỉ khoảng tầm 30 km. Hay đi từ Ansan đến sân bay quốc tế Incheon thì mất khoảng 2 giờ nếu di chuyển bằng xe. Nếu đi bằng tàu điện thì mất tầm 1 giờ đồng hồ. Rất thuận lợi cho việc di chuyển, làm việc và học tập hay đến thành phố lớn tại Hàn Quốc

Ansan – Thành phố “Đa văn hoá”

Ansan Hàn Quốc nổi tiếng với các suối nước nóng và các spa, do đó lượng du khách đến đây để nghỉ dưỡng hàng năm khá đông. Nhịp sống hối hả, kinh tế phát triển kéo theo có rất nhiều người dân đến từ nhiều nước khác nhau sinh sống ở đây. Ngoài Seoul, Ansan là một trong những thành phố có nhiều người nước ngoài sinh sống nhất.

Tại Ansan có con phố Đa Văn hóa, nơi bạn có thể trải nghiệm văn hóa của hơn 100 quốc gia. Nằm cạnh ga Ansan và kéo dài khoảng hơn cây số, nhưng hai bên đường có đầy ắp các cửa hàng đa dạng của nhiều nước và người nước ngoài đến mua sắm. Với các gia đình đa văn hóa, đây là nơi có thể dễ dàng gặp được người sử dụng tiếng mẹ đẻ và mua được cả các nguyên liệu thực phẩm và thức ăn của quê hương mình.

Thành phố Ansan đã dành 20 tỉ KRW để đầu tư vào khu phố đa văn hoá này và biến nơi đây thành một địa điểm du lịch đặc sắc. Ansan dùng hình ảnh đa văn hoá để quảng bá thành phố và nỗ lực để cùng người nước ngoài tạo nên một xã hội hoà nhập. Chính sách này đã tạo nên một hiệu quả phát triển kinh tế của thành phố và giúp người nước ngoài có cơ hội giao lưu với nhau.

Du học Hàn Quốc tại Ansan – Các trường đại học ở Ansan Hàn Quốc

Tại Ansan, có một ngôi trường được nhiều du học sinh quốc tế lựa chọn trong đó số lượng du học sinh Việt Nam cũng không hề nhỏ, đó là ngôi trường đại học Ansan. Trường Đại học Ansan được thành lập với tên gọi Cao đẳng Điều dưỡng Y tế Incheon vào năm 1972. Năm 1994, trường thay đổi tên và chuyển đến Ansan và lấy tên là Cao đẳng Kỹ thuật Ansan. Sau đó đổi tên thành Đại học Ansan vào năm 1998.

Một số thông tin về trường đại học Ansan:

Đại học Ansan cung cấp các chương trình về chăm sóc sức khỏe như: điều dưỡng, phòng thí nghiệm lâm sàng, X-Quang, làm đẹp và nghệ thuật, và chữa bệnh. Ngoài ra, trường còn đào tạo các ngành về du lịch, nấu ăn, thư ký và chăm sóc trẻ em. Năm 2018, trường xếp hạng cao nhất về tỷ lệ việc làm trong khối các trường đại học tại Gyeonggi.

Trên đây là những thông tin thú vị về vùng Ansan xinh đẹp, cũng chính là nơi có rất nhiều người Việt sinh sống học tập và làm việc. Nếu bạn có cơ hội đến với Ansan chắc chắn sẽ có những cảm xúc thân thương như đang được ở Việt Nam vậy.

CLICK NGAY để được tư vấn và hỗ trợ MIỄN PHÍ

Chat trực tiếp cùng Thanh Giang

Link facebook: https://www.facebook.com/thanhgiang.jsc

Bài viết cùng chủ đề đất nước Hàn Quốc

Nguồn: https://duhoc.thanhgiang.com.vn

Địa chỉ: 16 Đường số 7, KDC Bình Hưng, Ấp 2, Xã Bình Hưng, Huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: Số 84 Trương Phước Phan, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 91 Đường Số 1, Phường 26, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: Số 52 Bến Than, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, TP. HCM

Quản lí: Đặng Ngọc Thanh Nguyên

Địa chỉ: 15 Đường số 7, Cư xá Đô Thành, Phường 4, Quận 3, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 349 Đường Nguyễn Văn Khối, Phường 8, Quận Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 52 Hiệp Thành 22, Phường Hiệp Thành, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 330 Lê Thị Hà, Ấp Chánh 1, Xã Tân Xuân, Huyện Hóc Môn, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 1947 Huỳnh Tấn Phát, Khu Phố 5, Thị trấn Nhà Bè, Huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 163 Phổ Quang, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 99B Tôn Thất Thuyết, Phường 15, Quận 4, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 71 Ký Hòa, Phường 11, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 1F2 Đường số 10, Cư xá Đài Ra Đa, Quận 6, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 62G Nguyễn Thị Thập, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 674 Phạm Thế Hiển, Phường 4 , Quận 8, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 606/141 Đường 3/2, Phường 14, Quận 10, TP.Hồ Chí Minh

Địa chỉ: 311 Trường Chinh, Khu phố 2, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 343/48 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 76C-76D Đường Năm Châu, Phường 11, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh.

Địa chỉ: 39A Đường Trần Hưng Đạo,Phường Tân Thành, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 05 Đường số 4, Phường Linh Xuân, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.

Phố cổ Warszawa (tiếng Ba Lan: Stare Miasto và thông tục là Starówka) là khu vực lâu đời nhất của Warszawa, Ba Lan. Nó được giới hạn bởi Wybrzeże Gdańskie, dọc theo sông Vistula, và bên cạnh các khu vực Grodzka, Mostowa và Podwale. Đây là một trong những địa điểm thu hút khách du lịch nổi bật nhất của thủ đô Warszawa nói riêng và Ba Lan nói chung. Trung tâm của khu phố cổ là Quảng trường chợ là nơi có nhiều nhà hàng truyền thống, quán cà phê cùng nhiều cửa hiệu. Các đường phố bao quanh có kiến trúc thời Trung Cổ gồm tường thành, nhà thờ vòm chính tòa Thánh Gioan và Thành lũy Warszawa nối liền Phố cổ với Thị trấn mới Warszawa.

Phố cổ Warszawa được thành lập vào thế kỷ 13 ban đầu được bao quanh bởi thành lũy bằng đất, trước năm 1339 thì thành được gia cố bằng tường thành bằng gạch. Thị trấn ban đầu phát triển xung quanh tòa lâu đài của Công tước Mazovia mà sau này trở thành Lâu đài Hoàng gia. Quảng trường chợ (Rynek Starego Miasta) được xây vào cuối thế kỷ 13 hoặc đầu thế kỷ 14, dọc theo con đường chính nối lâu đài với Thị trấn mới ở phía Bắc.

Cho đến năm 1817, điểm đáng chú ý nhất của Phố cổ là Tòa thị chính được xây trước năm 1429. Năm 1701, quảng trường được xây lại bởi Tylman van Gameren, và năm 1817 tòa thị chính đã bị phá bỏ. Kể từ thế kỷ 19, bốn phía của Quảng trường chợ đã mang tên bốn người Ba Lan đáng chú đã từng sinh sống ở bốn nơi này là: Ignacy Zakrzewski (nam), Hugo Kołłątaj (tây), Jan Dekert (bắc) và Franciszek Barss (đông).

Đầu những năm 1910, phố cổ là quê hương của nhà văn Yiddish nổi tiếng là Alter Kacyzne, người sau này đã mô tả cuộc sống ở đó trong cuốn tiểu thuyết năm 1929 của mình "שטאַרקע און שוואַכע" (Shtarke un Shvache, "The Strong and the Weak"). Như mô tả trong cuốn tiểu thuyết thì Phố cổ khi đó là một khu ổ chuột với những gia đình nghèo, một số là người Do Thái, số khác là người Kitô giáo sống rất đông đúc trong những khu nhà chia nhỏ trước đó từng là cung điện của giới quý tộc. Một số phần của nó rất phóng túng với các họa sĩ và nghệ sĩ có xưởng vẽ riêng trong khi một số đường phố lại là phố đèn đỏ.

Năm 1918, Lâu đài Hoàng gia một lần nữa trở thành trụ sở của cơ quan công quyền cao nhất Ba Lan khi là nơi làm việc của Tổng thống Ba Lan và văn phòng thủ tướng. Vào cuối những năm 1930, trong thời kỳ Stefan Starzyński là thị trưởng của Warszawa, chính quyền thành phố bắt đầu tân trang lại Phố cổ và khôi phục lại danh tiếng trước đây. Thành lũy và Quảng trường chợ đã được khôi phục một phần. Tuy nhiên, những nỗ lực này đã bị chấm dứt bởi sự bùng nổ của Thế chiến II.

Trong Cuộc tấn công Ba Lan (1939), phần lớn khu vực Phố cổ bị thiệt hại nặng nề bởi Luftwaffe của Đức khi các khu dân cư của thành phố cùng các địa điểm di tích lịch sử là những mục tiêu bị ném bom.[2][3] Sau Cuộc bao vây Warszawa (1939), các phần của khu phố cổ đã được khôi phục nhưng ngay sau khi Khởi nghĩa Warszawa, những công trình còn đứng vững đã bị phá hủy bởi quân đội Đức một cách có hệ thống. Một bức tượng nhỏ đã được dựng lên có tên là Mały Powstaniec (Chiến sĩ nhí nổi dậy) trên một bức tường thành phố từ thời Trung Cổ của Phố cổ.[4]

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Phố cổ được xây dựng một cách tỉ mỉ.[3] Trong nỗ lực phục dựng, rất nhiều các viên gạch cũ đã được sử dụng để xây dựng lại. Tuy nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng chính xác để tạo dựng lên Warszawa trước chiến tranh, đôi khi công việc bị trì hoãn hoặc chỉ có thể phục dựng được mặt tiền của một công trình hiện đại hơn.[5] Đá và gạch vụn được tái sử dụng làm các họa tiết trang trí. Một số bản vẽ như Veduta của Bernardo Bellotto thế kỷ 18 cùng nhiều tác phẩm của sinh viên kiến trúc trước chiến tranh thế giới thứ hai khác được sử dụng làm tài liệu trong quá trình tái thiết. Tuy nhiên, một số bản vẽ của Bellotto không phù hợp với quá trình chỉnh trang và một số trường hợp, nó đã được sử dụng làm thiết kế của một tòa nhà mới.

Quảng trường chợ Phố cổ (Rynek Starego Miasta) xuất hiện từ cuối thế kỷ 13 là trung tâm thực sự của Phố cổ, và cho đến cuối thế kỷ 18, đây là trái tim của toàn bộ Warszawa.[6] Tại đây, đại diện của nhiều hội, tổ chức và thương nhân đã gặp nhau trong Tòa thị chính (được xây dựng trước năm 1429, phá hủy năm 1817), và là nơi thi thoảng diễn ra các hội chợ và cuộc hành quyết. Những ngôi nhà xung quanh nó đại diện cho phong cách kiến ​​trúc Gothic cho đến trận hỏa hoạn lớn năm 1607 phá hủy toàn bộ các ngôi nhà, sau đó chúng được xây dựng lại theo phong cách thời kỳ Phục hưng muộn.[7]

Quảng trường Lâu đài hay là Quảng trường Zamkowy được xây dựng lại nối Phố cổ với trung tâm Warszawa hiện đại hơn. Đó là quảng trường ấn tượng với Cột Sigismund cùng những ngôi nhà xinh đẹp bao quanh. Nằm giữa Phố cổ và lâu đài Hoàng gia, đây là cửa ngõ dẫn vào thành phố và được mệnh danh là Cổng Kraków (Brama Krakowska).[8] Nó được mở rộng vào thế kỷ 14 và tiếp tục là khu vực phòng thủ cho các vị vua. Quảng trường đã ở trong vinh quang vào thế kỷ 17 khi Warszawa trở thành thủ đô của đất nước và chính tại đây vào năm 1644, vua Władysław IV đã dựng cột để tôn vinh cha mình Zygmunt III Waza, người nổi tiếng với việc rời thủ đô của Ba Lan từ Kraków đến Warszawa.[8] Bảo tàng Warszawa cũng nằm ở đó.

Quảng trường Kanonia phía sau nhà thờ chính tòa Thánh Gioan là một quảng trường hình tam giác.[9] Tên của nó xuất phát từ những ngôi nhà chung cư từ thế kỷ 17 thuộc về các giáo khu của giáo phái Warszawa. Một số người khá nổi tiếng như Stanisław Staszic, đồng tác giả của Hiến pháp ngày 3 tháng 5 năm 1791. Trước đây nó là một nghĩa trang địa phương với hình tượng của Đức Mẹ theo kiến trúc Baroque thế kỷ 18. Ở giữa là chiếc chuông đồng được thiết kế năm 1646 bởi Daniel Tym, người đã thiết kế Cột Sigismund. Từ quảng trường Kanonia đến quảng trường Hoàng gia có một hành lang có mái che được xây dựng vào cuối thế kỷ 16 cho nữ hoàng Anna Jagiellonka vào những năm 1620, sau nỗ lực của Michał Piekarski nhằm ám sát Zygmunt III Waza khi ông đến nhà thờ thì hành lang này đã được kéo dài hơn. Nằm gần đó là ngôi nhà mỏng nhất thành phố.[10]

Năm 1980, phố cổ Warszawa đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới như là ví dụ nổi bật của quá trình tái thiết gần như hoàn thiện của một giai đoạn lịch sử từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20.[3]

Đây cũng là một trong những Di tích Lịch sử Quốc gia Ba Lan được công nhận vào ngày 16 tháng 9 năm 1994. Danh sách này được quản lý bởi Ủy ban Di sản Quốc gia Ba Lan.

Những ngôi nhà lịch sử xung quanh Quảng trường Lâu đài

Khu chợ phố cổ với khách du lịch.

Phố cổ Warszawa được bao quanh bởi những bức tường phòng thủ thời trung cổ.

lối lâu đài Hoàng gia với Nhà thờ Thánh Gioan

Tầng hầm thờ Trung cổ trong bảo tàng Warszawa

Phố Harajuku là một trong những khu phố nổi tiếng bậc nhất tại Tokyo, Nhật Bản. Khu phố nằm cạnh khu vực ga Harajuku nên vô cùng sầm uất. Nơi đây thu hút lượng du khách trong và ngoài nước đến tham quan và mua sắm đông đảo. Đây cũng là nơi khai sinh ra những phong cách thời trang độc đáo, “dị” nhất. Trong bài viết dưới đây, Luhanhvietnam sẽ gửi đến bạn những thông tin về khu phố thời trang Harajuku nhé!

Khu phố Harajuku là nơi khai sinh ra phong cách thời trang Harajuku độc đáo của giới trẻ Nhật Bản nói chung và Tokyo nói riêng. Đây là một trong những phong cách phá cách, không có chuẩn mực và quy tắc nào cả. Khi đến với khu phố Harajuku, bạn sẽ hòa mình vào trong không gian màu sắc với những bộ trang phục có 1-0-2.

Phố thời trang Harajuku là địa chỉ đầu tiên bạn cần ghé đến nếu như bạn yêu thích phong cách thời trang độc đáo của giới trẻ Nhật Bản. Từ street style cao cấp đến bình dân, tất cả đều có mặt tại khu phố này với mức giá vô cùng phải chăng. Đến đây, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm được những món đồ cosplay đầy phong cách.

Trung tâm của khu phố chính là Takeshita Dori, nơi tập trung nhiều cửa hàng thời trang, quần áo, phụ kiện cosplay, 2hand hay những quầy hàng ăn vặt hấp dẫn như kem, bánh crepe… Đặc biệt, với những ai yêu thích món bánh crepe thì quả thật khu phố thời trang Harajuku là lựa chọn đúng đắn nhất khi nơi đây tập trung đến hơn 100 vị bánh crepe khác nhau.

Bên cạnh đó, với những người thích thời trang cao cấp và ăn ở những nhà hàng sang trọng thì gần khu phố Harajuku cũng có bố trí. Bạn chỉ cần đi một quãng đường ngắn là có thể đến nơi. Do đó, việc bạn đi tham quan khu phố Harajuku xong ghé đến thưởng thức ẩm thực cũng rất thuận tiện.