Hợp đồng dịch vụ logistics (tiếng Anh: Logistics services contract) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên làm dịch vụ logistics với khách hàng.
Hợp đồng dịch vụ logistics (tiếng Anh: Logistics services contract) là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên làm dịch vụ logistics với khách hàng.
Khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra, bèn vì phạm sē phải gánh chịu các trách nhiệm nhât định đối với bên bị vi pham. Nhưng trong một số trường hợp, bên vi phạm được miễn trách nhiệm,khōng phải chịu các chế tài thương mại, Pháp luật trao toàn quyền cho các bên thỏa thuận trường hợp miễn trách nhiệm Nên các bên không thỏa thuận, thì phải tuân theo các quy định về miễn trách nhiệm mà pháp luật đưa ra.Điều 294 Luật Thương mại nǎm 2005, sửa đổi, bổ sung nǎm 2017, 2019 quy định: Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên dā thỏa thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi pham của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2017, 2019 nêu trên, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hóa phát sinh trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, tổn thất là do lỗi của khách hàng hoǎc của người được khách hàng ủy quyền;
Thứ hai, tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoǎc của người được khách hàng ủy quyền;
Thứ ba, tổn thất là do khuyết tật của hàng hóa;
Thứ tư, tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tài nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
Thứ năm, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
Thứ sáu, sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Tòa án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng'.
Nhìn chung căn cứ để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics được miễn trách nhiệm đó là: không có lỗi trong tổn thất của hàng hóa, vi phạm hợp đồng hoàn toàn vì lý do khách quan.
(1) Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
- Được hưởng thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lí khác.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì lợi ích của khách hàng thì thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng phải thông báo ngay cho khách hàng.
- Khi xảy ra trường hợp có thể dẫn đến việc không thực hiện được một phần hoặc toàn bộ những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông báo ngay cho khách hàng để xin chỉ dẫn.
- Trường hợp không có thoả thuận về thời hạn cụ thể thực hiện nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn hợp lí. (Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005)
(2) Quyền và nghĩa vụ của khách hàng
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng.
- Cung cấp đầy đủ chỉ dẫn cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
- Thông tin chi tiết, đầy đủ, chính xác và kịp thời về hàng hoá cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.
- Đóng gói, ghi kí mã hiệu hàng hoá theo hợp đồng mua bán hàng hoá, trừ trường hợp có thỏa thuận để thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics đảm nhận công việc này.
- Bồi thường thiệt hại, trả các chi phí hợp lí phát sinh cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics nếu người đó đã thực hiện đúng chỉ dẫn của mình hoặc trong trường hợp do lỗi của mình gây ra.
- Thanh toán cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics mọi khoản tiền đã đến hạn thanh toán. (Theo Điều 235 Luật Thương mại 2005)
(Tài liệu tham khảo: Luật Thương mại 2005; Pháp luật về dịch vụ logistics, Tổ hợp giáo dục Topica)
Nội dung của hợp đồng dịch vụ logistics chính là toàn bộ các điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với nhu cầu, mục đích của mình xoay quanh việc cung ứng và thụ hưởng dịch vụ logistics. Cũng giống như các loại hợp đồng dịch vụ khác, pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về các điều khoản phải có trong hợp đồng logistics, các bên hoàn toàn tự chủ trong việc xây dựng số lượng và nội dung các điều khoản miễn là không trái với những nguyên tắc chung mà pháp luật đưa ra. Tuy nhiên, để bảo đảm tạo ra cơ sở vững chắc cho các bên thực hiện hợp đồng, để phòng tránh rủi ro và là cơ sở để giải quyết tranh chấp hợp đồng (nếu có) thì các bên nên thỏa thuận một cách đầy đủ, cụ thể và chi tiết. Dựa vào định hướng của các quy định pháp luật và thực tiễn ký kết các hợp đồng dịch vụ logistics có thể thấy trong nội dung của loại hợp đồng này cần phải có các điều khoản cơ bản và quan trọng như sau:
1- Đối tượng của hợp đồng và những yêu cầu cụ thể, liên quan đến đối tượng của hợp đồng
Đối tượng của hợp đồng là cái mà các bên trong hợp hướng đến. Việc xác định chính xác đối tượng của hợp đồng rất quan trọng, quyết định đến các nội dung khác trong hợp đồng Về mặt bản chất, hợp đồng logistics là một loại hợp đồng dịch vụ do đó đối tượng của hợp đồng logistics phải là công việc, cụ thể đó là việc thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cùng cǎn một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động trong chuoi logistics cho khách hàng de huong thù lao nhu: đóng gói bao bi, lưu kho, ràn chuyên. Điều đặc biệt là tất cả các hoạt động này đều gắn liền với hàng hóa. Do vậy cần phải xác định rõ: đối tượng của hợp đồng dịch vụ logistics là công việc và đối tượng của công việc trong hợp đồng dịch vụ logistics là hàng hóa. Tù dó có thể thǎy, việc các bēn trong hợp đồng cân thỏa thuận là: công việc bên cung ứng dịch vụ cân phải làm là gì (ví dụ: vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, đường bộ hay đường sắt) và tính chất, đặc điểm loại hàng hóa có liên quan đến công việc đó ra sao (ví dụ: loại hàng gì, số lượng, giá trị hàng hóa..).Hàng hóa trong hợp đồng dịch vụ logistics rat phong phú về chủng loại, kích thước, trọng lượng. Trên thực tế, người ta phân loại hàng hóa dựa vào bản chất, trong đó có các loại hàng hóa như:
Hàng hóa thông thường: là loại hàng hóa có kích thước, trọng lượng theo quy chuẩn, không có yêu cầu đặc biệt về vận chuyển, lưu trữ.
Hàng hóa đặc biệt: đây là hàng hóa đòi hỏi phải xử lý đặc biệt trong quá trình lưu trữ và vận chuyển liên quan đến các thuộc tính và giá trị của hàng hóa, bao gồm các loại sau đây:
+ Đông vât sông như: gà, chim, thuy hai san tuoi sống..đòi hỏi phải quan tâm đặc biệt và sẽ có một số điều kiện và hạn chế liên quan đến khả năng tiếp nhận, đóng gói..
+Hàng Hóa giá trị cao như: đá quý, kim cương, các loại kim loại hàng hóa này lại đặt ra đòi hỏi về vấn để giám sát an ninh. cân trọng trong bảo quản nhất là khi vận chuyển.
+Hàng nguy hiểm:Chất nổ, khí, chất lỏng dễ cháy, chất rắn ôxy dễ cháy, các chất hóa, chất độc hại và lây nhiễm, chất phóng các chất ǎn mòn...trong những loại hàng hóa này có những ứng dịch vụ có thể từ chối vận chuyển vì lý do hàng hóa bên cung ú an toàn, nếu đồng ý và được phép vận chuyển thì phải trang bị thiết bị phù hợp để bảo đảm cao nhất cho chất lượng hàng dành hud là người tiếp xúc với hàng hóa, môi trường xung quanh
+ Hàng hóa nǎng: là loại hàng hóa có kích thước, trong lương lớn hơn so với những hàng hóa thông thường như: một số loại khoáng sản,thiết bị, máy móc nặng... khi thực hiện công việc logistics có liên quan đến logi hàng hóa này chǎng han nhu ván chuyên thì cần chú ý đến việc bào đàm về kích thước trong tái theo quy định của pháp luật, và chú y đến phương tiện phǜ hợp để vận chuyển chúng.
Như vậy mỗi một loại hàng hóa lại có những lưu ý riêng, các bên cần phải thỏa thuận rất rõ về tính chất và đặc điểm của hàng hóa trong hợp đồng logistics vì từ những tính chất, đặc điểm dó sē quyết định đến điều kiện, cách thức và hiệu quả thực hiện công việc được giao của bên cung ứng dịch vụ.