Nằm ở phía tây bắc nước Mỹ, Oregon là tiểu bang nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu ôn hòa và con người thân thiện. Nơi đây còn thu hút du học sinh quốc tế bởi hệ thống giáo dục trung học chất lượng cao, được đánh giá cao trên toàn nước Mỹ. Bài viết này sẽ đưa bạn đến với những ngôi trường cấp 3 tại Oregon, nơi những giá trị truyền thống của miền Tây Hoa Kỳ được gìn giữ và phát huy. Mỗi trường tại đây đều mang những nét đặc trưng riêng, mang đến cho học sinh môi trường học tập lý tưởng và cơ hội phát triển bản thân một cách toàn diện.
Nằm ở phía tây bắc nước Mỹ, Oregon là tiểu bang nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu ôn hòa và con người thân thiện. Nơi đây còn thu hút du học sinh quốc tế bởi hệ thống giáo dục trung học chất lượng cao, được đánh giá cao trên toàn nước Mỹ. Bài viết này sẽ đưa bạn đến với những ngôi trường cấp 3 tại Oregon, nơi những giá trị truyền thống của miền Tây Hoa Kỳ được gìn giữ và phát huy. Mỗi trường tại đây đều mang những nét đặc trưng riêng, mang đến cho học sinh môi trường học tập lý tưởng và cơ hội phát triển bản thân một cách toàn diện.
Lãnh thổ Hoa Kỳ trải dài trên nhiều kinh độ, từ bờ biển phía tây đến bờ biển phía đông, nên quốc gia này có nhiều múi giờ khác nhau.
Theo quy ước quốc tế, múi giờ là cách tính thời gian theo kinh độ, được tính từ kinh tuyến gốc Greenwich (GMT). Mỗi múi giờ cách nhau 1 giờ, và múi giờ phía đông hơn múi giờ phía tây. Việt Nam nằm ở múi giờ UTC+7, tức là giờ Việt Nam nhanh hơn múi giờ Greenwich 7 giờ. Do đó, nếu ở Việt Nam đang là 8 giờ sáng, thì ở múi giờ Greenwich là 1 giờ sáng.
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, múi giờ được chia thành 9 múi giờ khác nhau, từ UTC-8 (múi giờ Thái Bình Dương) đến UTC-4 (múi giờ Đông). Do đó, chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phụ thuộc vào múi giờ cụ thể của địa điểm ở Hoa Kỳ.
Các múi giờ ở Mỹ bao gồm các múi giờ sau:
Ngoài ra, Hoa Kỳ còn áp dụng quy ước giờ mùa hè (DST), theo đó đồng hồ sẽ được chỉnh nhanh thêm 1 giờ vào cuối tháng 3 và chỉnh chậm lại 1 giờ vào cuối tháng 11. Điều này khiến cho việc tính toán chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ càng phức tạp hơn.
Ví dụ, nếu ở Việt Nam đang là 8 giờ sáng, thì ở California (múi giờ Thái Bình Dương) là 1 giờ sáng trong mùa đông, nhưng là 2 giờ sáng trong mùa hè. Do đó, để xác định chính xác chênh lệch múi giờ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cần phải xác định rõ múi giờ cụ thể của địa điểm ở Hoa Kỳ. Bạn cũng cần lưu ý đến quy ước giờ mùa hè nếu đang trong thời gian áp dụng.
Hệ thống giáo dục chất lượng cao: Các trường cấp 3 Mỹ tại Oregon được đánh giá cao về chất lượng giảng dạy và chương trình học đa dạng. Học sinh được học tập trong môi trường học tập tiên tiến, với sự hướng dẫn tận tâm từ giáo viên hướng dẫn giàu kinh nghiệm.
Môi trường học tập thân thiện: Với quy mô lớp học nhỏ, học sinh nhận được sự quan tâm và hỗ trợ chu đáo từ giáo viên, tạo điều kiện phát triển tối đa tiềm năng của bản thân. Học sinh có thể dễ dàng hòa nhập và kết bạn với các bạn cùng lớp, tạo nên môi trường học tập thân thiện và ấm áp.
Cộng đồng gắn kết: Du học sinh được hòa nhập vào cộng đồng địa phương thân thiện, hiếu khách, tạo dựng môi trường học tập an toàn và đầy ắp những kỷ niệm đẹp. Người dân Oregon rất cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ du học sinh trong mọi vấn đề.
Chi phí hợp lý: Oregon là một trong những bang có chi phí sinh hoạt thấp nhất tại Mỹ, đặc biệt là so với các bang ven biển khác. Điều này đồng nghĩa với việc các em sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí cho việc học tập và sinh hoạt.
Mitchell School là một trường cấp 3 Mỹ được thành lập năm 1872. Đây là trường công lập nội trú lâu đời tại bang Oregon. Nằm tại thị trấn Mitchell yên bình. Trường Mitchell là lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích thiên nhiên.
Trường tọa lạc ngay rìa rừng quốc gia Ochoco. Mang đến nhiều hoạt động ngoài trời hấp dẫn. Như câu cá, cắm trại, đi bộ đường dài, trượt tuyết và trượt băng. Học sinh nội trú sẽ sống tại ngôi nhà lớn được xây dựng cạnh trường trung học. Và có khu dành riêng cho nam và nữ. Các phòng trong ngôi nhà được bố trí hai bên khu vực sinh hoạt chung. Các em sẽ ở chung phòng với 3 bạn khác và được trang bị đầy đủ tiện nghi trong phòng như tủ, bàn, ghế,…
Trường cấp 3 Mỹ – Adrian High School tọa lạc tại Adrian, một cộng đồng nhỏ ở phía đông Oregon. Trường trung học Adrian nổi tiếng với các hoạt động giải trí ngoài trời phong phú. Như câu cá, chèo thuyền và cắm trại. Thêm vào đó, trường còn gần trung tâm văn hóa và đô thị lớn như Boise, Idaho khoảng 85 km. Ngôi nhà homestay dành cho học sinh là một căn hộ với sáu phòng ngủ, hai bếp ăn. Không gian học tập thoải mái và khu vực sinh hoạt gia đình. Nhà được trang bị internet không dây, điện thoại và truyền hình vệ tinh.
Spray School trường cấp 3 nội trú Mỹ tại bang Oregon. Cung cấp hai ngôi nhà homestay riêng biệt cho nam và nữ. Mỗi nhà có người hướng dẫn riêng. Hai bạn sẽ ở chung một phòng. Các bữa ăn được nấu tại nhà và dùng chung như một gia đình. Mỗi nhà đều có không gian học tập thoải mái, khu vực sinh hoạt chung, internet không dây, điện thoại và truyền hình vệ tinh.
Trường Burnt River là một trường làng nhỏ, mang đến môi trường học tập thân thiện với sự hướng dẫn cho từng cá nhân. Trường cung cấp các khóa học về Hàng không, cùng chương trình tùy chọn (First Flight). Tất cả học sinh học tại trường Burnt River đều được khuyến khích tham gia các đội bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ hoặc chạy việt dã.
Bên cạnh đó, các em sẽ ở chung nhà tại một homestay do trường chỉ định, riêng biệt cho nam và nữ. Bữa ăn được nấu tại nhà và mỗi nhà đều có internet không dây, truyền hình vệ tinh. Trường Burnt River cấp bằng tốt nghiệp phổ thông Mỹ nếu học sinh đáp ứng được các tiêu chuẩn của bang. Học sinh lớp 11 và 12 có thể tham gia chương trình lấy lại tín chỉ để tốt nghiệp.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này, đã giúp quý phụ huynh có cái nhìn tổng quan về các trường cấp 3 Mỹ tại bang Oregon. Hơn nữa, lựa chọn trường học phù hợp là một quyết định quan trọng, vì vậy hãy dành thời gian nghiên cứu kỹ lưỡng và cân nhắc các yếu tố như chương trình học, học phí, vị trí địa lý, cơ sở vật chất và hoạt động ngoại khóa trước khi đưa ra quyết định.
Quý phụ huynh muốn tìm hiểu thêm về các trường cấp 3 Mỹ tại Oregon? Hãy liên hệ với RECC để được tư vấn miễn phí về chương trình học, học phí, quy trình xin nhập học và hỗ trợ chọn trường phù hợp với nhu cầu của quý phụ huynh!
Địa chỉ: Tầng 6 Golden House Tower, Sunwah Pearl, 90 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Hotline Tư vấn Du học: 0909 876 825
Đại học Oregon State là một trong những trường có chương trình Jump-start độc đáo. Chương trình kết nối sớm sinh viên có offer của trường với trung tâm hỗ trợ sinh viên quốc tế.
Sự kết nối này đem đến lợi ích gì? Sinh viên sẽ được hỗ trợ sớm cách hoàn thiện CV, kỹ năng phỏng vấn đến các kỹ năng mềm, kỹ năng sống khác… để có thể hòa nhập với cuộc sống ở Oregon tốt hơn. Đặc biệt, sinh viên có thể tự tin năm sbawts các cơ hội làm việc trong khi học ngay từ năm nhất.
Trong trường có hơn 4.000 việc làm on-campus. 100% sinh viên của chương trình Jump-start có việc làm on-campus (thống kê kỳ thu năm 2024). Sinh viên có thể nhận được mức lương trung bình 15 USD/giờ (~1.200 USD/tháng, khi được phép làm thêm 20 giờ/tuần).
Portland là một thành phố nằm ở nơi giao tiếp của hai con sông Willamette và Columbia trong tiểu bang Oregon. Với dân số 562.690,[3] đây là thành phố đông dân nhất Oregon và là thành phố đông dân thứ ba ở vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, đứng sau Seattle, Washington và Vancouver, British Columbia. Khoảng 2 triệu người sinh sống trong Đại Portland, xếp hạng 23 trong danh sách các vùng đô thị Hoa Kỳ.
Portland được thành lập vào năm 1851 và là quận lỵ của Quận Multnomah; nó lấn ranh một chút vào hai quận Washington và Clackamas.
Portland nằm trong vùng khí hậu duyên hải miền Tây, ấm vào mùa hè và có mưa nhưng mùa đông thì ôn hòa. Thời tiết lý tưởng cho trồng hoa hồng và hơn một thế kỷ qua Portland được mệnh danh là Thành phố Hoa hồng vì có rất nhiều vườn hoa hồng - đặc biệt nổi tiếng là Vườn Thí Nghiệm Hoa Hồng Quốc tế. Portland cũng được biết đến là nơi có nhiều hãng nấu rượu bia nhỏ và cũng là nhà của đội bóng rổ Trail Blazers.
Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000, số người Mỹ gốc Việt ở Portland là 10.641 người, chiếm 2.0% dân số toàn thành phố.
Năm 1843, William Overton nhận thấy vùng đất này có tiềm năng thương mại rất lớn nhưng ông thiếu vốn cần thiết để xin cấp quyền sở hữu đất chính thức. Ông đồng ý hợp tác với một người khác là Asa Lovejoy từ Boston, Massachusetts: với 25¢, Overton được chia phần chủ quyền trên một diện tích đất rộng 640 mẫu Anh (2,6 km²). Overton sau đó bán lại phân nửa cho Francis W. Pettygrove từ Portland, Maine. Cả Pettygrove và Lovejoy đều muốn đặt tên cho thành phố mới này với tên thành phố ở quê hương của mình. Cuối cùng họ quyết định dùng đồng tiền sấp ngửa để định đoạt tên thành phố. Pettygrove thắng cuộc nên thành phố được đặt tên theo thành phố quê hương ông là Portland.[4]
Cho đến ngày thành lập ngày 8 tháng 2 năm 1851 Portland chỉ có khoảng trên 800 cư dân,[5] một trại cưa chạy hơi nước, một khách sạn bằng gỗ và một tờ báo tên là Tuần báo Người Oregon. Vào năm 1879, dân số tăng lên 17.500 người.[6]
Vị trí của Portland rất thuận tiện cho lưu thông cả đường thủy và bộ ra Thái bình Dương: từ sông Willamette và sông Columbia và từ đại thung lũng nông nghiệp Tualatin qua con đường bằng phẳng vĩ đại "Great Plank Road" xuyên qua một thung lũng nằm trong dãy núi phía tây (hiện nay là Quốc lộ 26) đã mang lại cho Portland một lợi thế hơn so với các cảng lân cận và giúp nó phát triển nhanh hơn.[7] Nó vẩn là cảng chính tại vùng Tây Bắc Thái Bình Dương suốt hết thế kỷ 19 cho đến khi cảng nước sâu của Seattle nối được với các nơi còn lại của địa lục Hoa Kỳ bằng tàu hỏa, mở ra tuyến đường thông bộ mà không phải đi qua sông Columbia đầy tai ương.
Lần đầu tiên Portland được gọi tên (Thành phố Hoa hồng) là vào năm 1888 bởi những du khách đến dự một hội nghị của Giáo hội Tân giáo (Episcopal Church). Biệt danh đó nhanh chóng trở thành quen thuộc sau cuộc triển lãm mừng sinh nhật 100 năm Cuộc thám hiểm của Lewis và Clark năm 1905. Cũng trong ngày đó Thị trưởng Harry Lane đề nghị thành phố cần một ngày Lễ hội Hoa hồng[8] Lễ hội Hoa hồng Portland lần đầu được tổ chức hai năm sau đó và là tiếp tục là ngày lễ hội chính hàng năm cho đến bây giờ.
Portland nằm ở cực bắc của vùng đông dân nhất Oregon là vùng thung lũng sông Willamette. Về văn hóa và chính trị thì vùng đô thị Portland biệt lập với những phần còn lại của thung lũng này nên khi địa phương ám chỉ vùng này thì thường không kể Portland. Mặc dù hầu hết Portland nằm trong Quận Multnomah, có vài phần nhỏ của thành phố nằm trong Quận Clackamas và Quận Washington với dân số ước tính trong giữa năm 2005 theo thứ tự là 785 và 1.455 người. Sông Willamette chạy về phía bắc qua trung tâm thành phố, chia tây nam và đông nam thành hai phần mà mỗi phần là một phần tư thành phố trước khi đi tạc nhẹ lên hướng tây bắc để nhập vào sông Columbia (sông này chia tiểu bang Washington và Oregon) một khoảng ngắn trên phía bắc thành phố.
Theo Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ, thành phố có diện tích tổng cộng là 145,4 mi² (376,5 km²) trong đó 134,3 mi² (347,9 km²) là đất và 11,1 mi² (28,6 km²) hay 7,6% là nước.
Portland nằm trên bề mặt vùng núi lửa chết Plio-Pleistocene được biết với tên gọi là Bãi Dung nham Boring.[9] Bãi dung nham này có ít nhất 32 ngọn núi hình nón như Núi Tabor, Portland,[10] và trung tâm của nó nằm ở vùng đông nam Portland. Núi lửa có nguy cơ hoạt động lại là Núi Hood nằm phía đông Portland, có thể được nhìn thấy ở nhiều phần của thành phố và núi lửa đang hoạt động là Núi St. Helens nằm về phía bắc trong tiểu bang Washington, có thể nhìn thấy từ xa trên cao điểm của thành phố, và nó đủ gần để rải tro lên thành phố trong lần phun lửa ngoạn mục năm 1980.
Portland có khí hậu ôn hòa và theo mùa. Portland có lượng mưa là 44 in và 155 ngày mưa trung bình mỗi năm. Tuyết rơi thì không thường lắm. Mặc dù nằm trong vùng khí hậu duyên hải phía tây, Portland lại có nhiều đặc điểm của khí hậu Địa trung hải. Thành phố có mùa đông ướt ôn hòa và mùa hè khô nóng. Những tháng hè (tháng 6 đến tháng 9) đánh dấu thời kỳ khô nhất, trung bình mưa không quá 1 in mỗi tháng nhưng cũng có những tháng hè có rất ít thậm chí là không mưa. Mùa mưa là từ tháng 11 đến tháng tư, khoảng 80% lượng mưa rơi trong năm xảy ra trong những tháng này. Nhiệt độ thấp vào mùa đông ở mức quanh 35 °F (2 °C), và mùa hè nóng trung bình khoảng 80 °F (27 °C), tuy nhiên gió nóng mùa hè với nhiệt độ vượt trên 100 °F (38 °C) cũng có xảy ra. Nhưng phần nhiều thì mùa hè Portland rất thú vị với ánh nắng phong phú. Nhiệt độ thấp nhất được ghi nhận tại Portland là −3 °F (−19 °C) vào ngày 2 tháng 2 năm 1950. Nhiệt độ cao kỷ lục tại Portland là 107 °F (42 °C) được ghi nhận nhiều lần.
Dân số thành phố vào năm 2000 là 529.121 người gồm 223.737 hộ và 118.356 gia đình. Mật độ dân cư là 1.521 người/km² (3.939,2 người/mi²). Có 237.307 đơn vị nhà ở với tỉ lệ 682.1 đơn vị/km² (1.766,7 đơn vị/mi²). Thành phần chủng tộc của thành phố là 77,91% da trắng, 6,64% gốc châu Phi, 6,33% gốc châu Á, 1,06% người bản thổ Mỹ, 0,38% các đảo Thái Bình Dương, 3,55% các giống dân khác, 4.15% có từ hai hay nhiều chủng tộc. 6,81% dân số là người nói tiếng Tây Ban Nha (Hispanic hoặc Latino) thuộc nhiều loại chủng tộc.
Trong tổng số 223.737 gia hộ, 24,5% gia hộ có trẻ em dưới 18 sống trong đó, 38,1% hộ có các cặp vợ chồng sống chung với nhau, 10,8% hộ có phụ nữ là gia trưởng không có chồng chung sống, và 47,1% hộ không phải là gia đình. 34,6% hộ gia đình có người sống một mình và 9% hộ gia đình có người già 65 và hơn sống một mình. Một gia hộ trung bình là 2,3 và một gia đình trung bình là 3.
Dân số trong thành phố có 21,1% dưới 18, 10,3% từ 18 đến 24, 34,7% từ 25 đến 44, 22.4% từ 45 đến 64 và 11,6% là 65 và hơn. Tuổi trung bình là 35 tuổi. Cứ 100 nữ thì có 97.8 nam. Từ 18 tuổi trở lên thì tỉ lệ này là 100 nữ thì có 95,9 nam.
Thu nhập trung bình cho một gia hộ trong thành phố là 40.146 đô la và thu nhập trung bình của một gia đình là 50.271 đô. Nam có mức thu nhập trung bình được báo cáo là 35.279 đô la so với 29.344 đô được báo cáo cho nữ. Tỉ lệ thu nhập trên đầu người của thành phố là 22.643. 13,1% dân số và 8,5% gia đình sống dưới mức nghèo khó.
Portland có một đội thể thao trong Liên đoàn Bóng rổ Quốc gia của Hoa Kỳ (National Basketball Association) là đội Trail Blazers và cũng có nhiều đội thể thao khác trong các hội thể thao nhỏ (minor leagues). Chạy bộ là môn thể dục chính trong vùng đại đô thị mà có tổ chức cuộc chạy đua Marathon Portland và nhiều cuộc chạy tiếp sức khác từ Núi Hood đến bờ biển miền Tây. Trượt tuyết và lướt ván tuyết cũng rất phổ biến với nhiều khu vui giải trí gần cạnh trên Núi Hood, bao gồm khu nghĩ giải trí mở quanh năm là Timberline.
Portland là nhà trước đây của đội Portland Rosebuds (thuộc Hội Khúc côn Cầu Duyên hải Thái Bình Dương), là đội thể thao nhà nghề đầu tiên của Oregon và là đội khúc côn cầu nhà nghề đầu tiên của Hoa Kỳ.
Học khu các trường Công lập Portland (Portland Public Schools district) có 100 trường đa dạng dạy các lớp từ mẫu giáo đến lớp 12 cũng như có 50 chương trình giáo dục đặc biệt. Số học sinh của học khu là vào khoảng 53.000 — chiếm trên 90% trẻ em đến tuổi đi học là tỉ lệ phần trăm cao hơn các học khu thành thị khác.[12][13] Mặc dù tổng số ghi danh ở các trường giảm sút sau sự thay đổi về nhân khẩu, các trường công lập Portland đang đối diện với áp lực về ngân sách gia tăng.
Các trường trung học công lập Portland:
Trung học Lincoln là trường trung học công lập xưa nhất phía tây sông Mississippi, được thành lập năm 1869 và rất tự hào vì có những người nổi tiếng từng học ở đây như là giọng thâu âm phim hoạt họa Mel Blanc, ca nhạc sĩ Elliott Smith, Matt Groening (người sáng tác phim Gia đình Simpsons) và phi hành gia S. David Griggs. Cả Lincoln và Cleveland thu hút nhiều học sinh vì Chương trình Cử nhân Quốc tế. Phil Knight, người sáng lập công ty giày Nike tốt nghiệp từ trường Cleveland. Benson, trường trung học thu hút của cả thành phố mang tên ông chủ ngành lâm nghiệp và người tận tâm với xã hội Simon Benson đã trao tặng khoảng giá trị tương đương năm 2006 là 1,5 triệu đô la vào năm 1917.
Portland State University hay viết tắt là PSU, viện đại học thuộc tiểu bang tại Portland có số sinh viên ghi danh là khoảng 26.000, cao nhất trong số các đại học lớn nhất Oregon. Cơ sở chính của viện đại học là phía gốc nam phố chính của Portland. PSU có chương trình đào tạo thạc sĩ về mỹ thuật tự do, thương nghiệp, kỹ sư, khoa vi tính, nghệ thuật biểu diễn, phục vụ xã học và thành thị. Chương trình tiến sĩ gồm có ngành công chánh, sinh vật học, giáo dục, điện và điện toán, khoa vi tính, khoa học môi trường, toán, giáo dục toán, tâm lý, quản lý công cộng, nghiêm cứu thành thị, xã hội học, dịch vụ xã hội, khoa học hệ thống và quản lý kỹ thuật.
Portland Community College là trường cao đẳng cộng đồng tại Portland có ba cơ sở chính yếu trong thành phố (Cascade, Rock Creek, và Sylvania) cũng có các trung tâm nhỏ hơn là Trung tâm Đông nam (Southeast Center) và Trung tâm Đào tạo Lao động Thành thị (Metropolitan Workforce Training Center).
OHSU là tên gọi tắt của Viện Đại học Y tế và Khoa học Oregon (Oregon Health & Science University), viện có một trường dạy y tế, y khoa và nha khoa quan trọng đặt cơ sở giảng dạy chính của mình ngay ở phía nam của phố chính trong Vùng núi Tây. Cơ sở giảng dạy này nằm ngay tại một khu vực y khoa (gọi tên thân thiết là "Đồi Thuốc") bao quanh là những bệnh viện khác như Bệnh viện Cựu Chiến binh, Bệnh viện Shriners Portland và Bệnh viện Trẻ em Doernbecher.
OHSU có chương trình đào tạo thường xuyên các khoa như sau: Khoa Gây mê, Tâm lý Nhi đồng, Nội khoa, Nha khoa, Da liễu, Quang tuyến Phân tích, Y khoa Cấp cứu, Y khoa Gia đình, Giải phẫu Tổng quát, Khoa Di truyền, Thần kinh, Giải phẫu não, Y tá, Khoa sản và Phụ sản, Khoa mắt, Giải phẫu Tai Mũi Họng, Giải phẫu Chỉnh hình, Khoa Di trùng học, Nhi khoa, Tâm lý, Sức khỏe Cộng đồng và Y khoa Phòng bệnh.
Vùng đô thị Portland có các dịch vụ giao thông tiêu biểu thường thấy ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ, tuy nhiên Oregon luôn để ý đến kế hoạch sử dụng đất sao cho có lợi và phát triển giao thông theo hướng trung chuyển trong địa giới phát triển vùng thành thị, có nghĩa là người di chuyển hàng ngày vào thành phố có nhiều sự chọn lựa chuẩn bị chu đáo.
TriMet công ty điều hành hầu như tất cả các dịch vụ xe buýt của vùng đô thị và hệ thống xe điện nhẹ MAX (Metropolitan Area Express) nối thành phố với các vùng phụ cận. Đường số 5 và 6 dưới phố chính từng là Trung tâm Trung chuyển Portland. Ban đầu trung tâm trung chuyển này được dành cho các tuyến xe buýt, nơi mà đi lại bằng xe hơi bị hạn chế, chạy từ bắc đến nam và ngược lại qua phố chính. Trong lúc xây dựng trung tâm trung chuyển mới cho xe buýt và cả hệ thống xe điện nhẹ, các chuyến xe buýt được di chuyển đến đường số 3 và số 4, còn đường số 5 và 6 bị đóng lại cho xây dựng ở giữa đường West Burnside và Southwest Clay.
Xa lộ Liên tiểu bang 5 (Interstate 5 hay I-5) nối Portland với thung lũng Willamette, miền nam Oregon, và tiểu bang California về phía nam và với tiểu bang Washington về phía bắc. Xa lộ Liên tiểu bang 405 hay I-405 hình thành một vòng kép kín với I-5 quanh khu trung tâm thành phố. Xa lộ Liên tiểu bang 205 hay I-205 là một đường vòng đai phía đông nối Phi trường quốc tế Portland. Quốc lộ 26 giúp lưu thông hàng ngày trong vùng đô thị và tiếp tục đi về phía tây ra Thái bình dương và về hướng đông tới Núi Hood và miền trung Oregon. Quốc lộ 30 băng qua thành phố và kéo dài đến Astoria, Oregon ở phía tây; băng qua Gresham, Oregon và đến các thành phố nhỏ phía đông. Xa lộ Liên tiểu bang 84 hay I-84 bắt đầu ở khúc giáp nối với I-5 gần phố chính chạy dọc theo sông Columbia về phía thành phố Boise, Idaho.
Phi trường chính của Portland là Phi trường quốc tế Portland (IATA: PDX, ICAO: KPDX), nằm cách trung tâm thành phố khoảng 20 phút lái xe (40 phút bằng MAX) về phía bắc. Các chuyến bay quốc tế khởi hành đi Nhật (Tokyo), Singapore, Đức (Frankfurt), México (Guadalajara, Mexico City, Cabo San Lucas, và Puerto Vallarta), và Canada (Vancouver, British Columbia).
Amtrak là hệ thống xe lửa hành khách quốc gia cung cấp dịch vụ đến Portland tại trạm Union với ba tuyến đường. Các tuyến đường dài bao gồm Coast Starlight (phục vụ từ Los Angeles đến Seattle) và tuyến Empire Builder (phục vụ từ Portland đi Chicago.) Tuyến xe lửa phục vụ đường ngắn Amtrak Cascades hoạt động giữa Vancouver, British Columbia và Eugene, Oregon đi qua Portland nhiều lần trong ngày.
Người Portland còn có các phương tiện giao thông khác nữa. Xe điện đường phố (Portland Streetcar) hoạt động từ phía nam bến sông qua Viện đại học PSU phía bắc đến khu mua sắm và khu gia cư gần đó. Thành phố đặc biệt khuyến khích đi xe đạp trong thành phố và đã được công nhận bởi Hội xe đạp Mỹ trong số các thành phố vì các hệ thống đường xe đạp và các dịch vụ phục vụ xe đạp thân thiện khác. Xe cáp treo mới khánh thành nối liền khu nam bến Sông Willamette và Viện đại học Y khoa & Khoa học Oregon trên đồi Marquam. Nó được xây xong vào tháng 12 năm 2006.
Xe đạp còn là chọn lựa giao thông và đi lại phổ biến trong thành phố Portland. Liên minh giao thông bằng xe đạp đảm trách cuộc thi tài xe đạp hàng năm mà có đến hàng ngàn người tham gia để giành phần thưởng và sự công nhận dựa trên sức bền và thường xuyên đi xe đạp của họ.[14]
Portland có 11 thành phố kết nghĩa, được ấn định bởi Hội những Thành phố Kết nghĩa Quốc tế:
Portland cũng có quan hệ thành phố hữu nghị với Tallinn, Estonia.[15]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Nước Mỹ có diện tích lãnh thổ rộng lớn. Dù nằm trên một lãnh thổ thống nhất, nhưng ở những khu vực khác nhau lại có một múi giờ riêng. Vậy giờ bên Mỹ là mấy giờ? cách xác định giờ bên Mỹ nhanh nhất? Cùng Pan American Travel tìm hiểu tại bài viết dưới đây.