Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc tại cuộc họp báo ngày 8/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình phát triển kinh tế Trung Quốc tại cuộc họp báo ngày 8/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho rằng, nền kinh tế Trung Quốc ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan được quy định tại Điều 20 Nghị định 08/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 59/2018/NĐ-CP) như sau:
Trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất, không bao gồm phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F)
Những tiêu chí và phương pháp này được sử dụng để xác định trị giá hải quan xuất khẩu và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định hải quan của quốc gia.
Trị giá hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên trên cơ sở áp dụng những Hiệp định,cam kết, chính sách chung về thuế quan và thương mại , phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết và là thành viên.
Cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định dựa trên quy định của cơ quan hải quan và các quy tắc thương mại quốc tế. Thông thường, được xác định như sau:
Giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên được xác định bằng cách tuân theo một chuỗi sáu phương pháp xác định trị giá hải quan theo quy định, và ngừng lại tại phương pháp xác định trị giá hải quan nào đạt được kết quả. Các phương pháp xác định trị giá hải quan bao gồm:
Phương pháp này được quy định tại Khoản 5, Điều 1 của Thông tư 60/2019/TT-BTC, là bản sửa đổi và bổ sung cho một số điều trong Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
2. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
Phương pháp này được quy định tại Điều 8 của Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Trường hợp sử dụng: Khi không thể xác định trị giá hải quan theo phương pháp quy định tại Điều 6 của Thông tư này, trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu sẽ được xác định bằng cách áp dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu một cách tương tự.
Việc thực hiện phương pháp xác định trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu một cách tương tự được điều chỉnh theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, trong đó cụm từ “hàng hóa nhập khẩu tương tự” sẽ được thay thế bằng cụm từ “hàng hóa nhập khẩu giống hệt”.
3. Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
Phương pháp này được quy định tại Điều 9 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
4. Phương pháp trị giá khấu trừ
Phương pháp giá trị khấu trừ được quy định tại Điều 10 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
5. Phương pháp trị giá tính toán
Phương pháp trị giá tính toán được quy định tại Điều 11 Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Phương pháp suy luận được quy định trong Khoản 7, Điều 1 của Thông tư 60/2019/TT-BTC, là bản sửa đổi và bổ sung một số quy định trong Thông tư số 39/2015/TT-BTC.
Trong trường hợp người khai hải quan đề nghị bằng văn bản, thì có thể hoán đổi trình tự áp dụng phương pháp trị giá khấu trừ và phương pháp trị giá tính toán (Theo Thông tư Số 39/2015/TT-BTC).
Xác định đúng trị giá hải quan là vô cùng quan trọng đối với cả thương nhân nhập khẩu và cơ quan nhà nước. Đây là một quy trình quan trọng nhằm đảm bảo tính công bằng, chính xác và minh bạch trong việc xác định số thuế phải thu nộp.
Việc xác định đúng trị giá hải quan đòi hỏi sự chính xác trong thu thập và kiểm tra thông tin, sử dụng phương pháp xác định phù hợp và tuân thủ quy định pháp luật. Điều này đảm bảo tính minh bạch và tin cậy trong quá trình xác định trị giá hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế và phát triển kinh tế bền vững.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của OZ Freight về nội dung trị giá hải quan. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào cần chúng tôi hỗ trợ tư vấn và giải đáp, đừng ngần ngại liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng qua tổng đài điện thoại số: 0972433318 Chúng tôi sẽ sẵn lòng giúp bạn giải đáp và cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Xin chân thành cảm ơn và rất mong được hỗ trợ bạn!
Bằng kiến thức đã học về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077), em hãy:
a. Chỉ ra những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
b. Đánh giá vai trò của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến?
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 8-2023 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15-8 đạt 402,61 tỷ USD, giảm 16,2%, tương ứng giảm 78,02 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 277,84 tỷ USD, giảm 16,2% (tương ứng giảm 53,62 tỷ USD).
Trong kỳ 1 tháng 8 năm 2023, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 224 triệu USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15-8, cán cân thương mại hàng hóa thặng dư 16,26 tỷ USD.
Về xuất khẩu: Tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8 năm 2023 đạt 14,44 tỷ USD, giảm 10,8% (tương ứng giảm 1,75 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 7-2023.
Như vậy, tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 209,43 tỷ USD, giảm 10,1% tương ứng giảm 23,5 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2022.
Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 8-2023 đạt 10,56 tỷ USD, giảm 13,1% tương ứng giảm 1,59 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 7-2023. Tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp này đạt 153,33 tỷ USD, giảm 10,1%, tương ứng giảm 17,22 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,2% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.
Về nhập khẩu: Tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 8-2023 đạt 14,22 tỷ USD, tăng 5,3% (tương ứng tăng 714 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7-2023.
Như vậy, tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 193,18 tỷ USD, giảm 22% (tương ứng giảm 54,52 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022.
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,22 tỷ USD, tăng 6,9% (tương ứng tăng 595 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 7-2023. Tính đến hết ngày 15-8, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 124,51 tỷ USD, giảm 22,6% (tương ứng giảm 36,39 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2022, chiếm 64,5% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.
* Mời bạn đọc vào chuyên mục Kinh tế xem các tin, bài liên quan.
Tổng cục Hải quan lý giải nguyên nhân tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đến hết ngày 15/7/2024 đạt 402,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2024 (từ ngày 1/7 đến ngày 15/7/2024) đạt 32,69 tỷ USD, giảm 0,3% (tương ứng giảm 108 triệu USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 6/2024. Tuy nhiên, nhờ kết quả tích cực đạt được trong 6 tháng đầu năm nay, nên tính đến hết ngày 15/7/2024, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 402,62 tỷ USD, tăng 16,4%, tương ứng tăng 56,63 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 272,87 tỷ USD, tăng 14,8% (tương ứng tăng 35,27 tỷ USD).
Bất chấp trong kỳ 1 tháng 7/2024, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 170 triệu USD, nhưng lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2024, cán cân thương mại hàng hóa của cả nước vẫn thặng dư 11,87 tỷ USD. Đây là một tín hiệu tích cực trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do những tác động bất lợi từ các thị trường trên thế giới.
Về bức tranh xuất khẩu, theo Tổng cục Hải quan, tổng trị giá hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2024 đạt 16,26 tỷ USD, giảm 9,4% (tương ứng giảm 1,68 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 6/2024. Nguyên nhân của tình trạng này là do trị giá xuất khẩu ở một số nhóm hàng giảm, như: máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 1,05 tỷ USD, tương ứng giảm 28,4%; điện thoại các loại và linh kiện giảm 268 triệu USD, tương ứng giảm 9,9%; sắt thép các loại giảm 135 triệu USD, tương ứng giảm 29,8%... Tuy nhiên, lũy kế từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2024, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đạt 207,25 tỷ USD, tăng 15,2% (tương ứng tăng 27,33 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, một số nhóm hàng tăng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 8,19 tỷ USD (tương ứng tăng 29,1%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 4,06 tỷ USD (tương ứng tăng 19,1%); điện thoại các loại và linh kiện tăng 3,48 tỷ USD (tương ứng tăng 13,3%); gỗ và sản phẩm gỗ tăng 1,53 tỷ USD (tương ứng tăng 23,2%)... so với cùng kỳ năm 2023.
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ ngày 01/01/2024 đến ngày 15/7/2024 so với cùng kỳ năm 2023 Nguồn: Tổng cục Hải quan
Cũng theo Tổng cục Hải quan, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong kỳ 1 tháng 7/2024 đạt 11,8 tỷ USD, giảm 11,2% (tương ứng giảm 1,49 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 6/2024. Tuy nhiên, lũy kế từ đầu năm nay đến hết ngày 15/7/2024, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm doanh nghiệp này vẫn tích cực, khi đạt 148,71 tỷ USD, tăng 13,7%, tương ứng tăng 17,92 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm tới 72% tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của của cả nước. Điều này cho thấy, khu vực doanh nghiệp FDI tiếp tục khẳng định là trụ cột xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ đầu năm đến nay.
Liên quan đến bức tranh nhập khẩu hàng hóa, cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tổng trị giá hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2024 đạt 16,43 tỷ USD, tăng 10,6% (tương ứng tăng 1,57 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 6/2024. Nguyên nhân trị giá nhập khẩu hàng hóa tăng chủ yếu do một số nhóm hàng tăng, như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 688 triệu USD, tương ứng tăng 16,1%; dầu thô tăng 170 triệu USD, tương ứng tăng 98,9%. Như vậy, lũy kế từ đầu năm nay đến hết ngày 15/7/2024, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 195,37 tỷ USD, tăng 17,6% (tương ứng tăng 29,31 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 12,01 tỷ USD (tương ứng tăng 28,4%); máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng tăng 3,27 tỷ USD (tương ứng tăng 15,4%); sắt thép các loại tăng 1,27 tỷ USD (tương ứng tăng 24,7%) so với cùng kỳ năm 2023.
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ ngày 01/01/2024 đến ngày 15/7/2024 so với cùng kỳ năm 2023. Nguồn: Tổng cục Hải quan
Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 10,81 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 1,41 tỷ USD) so với kỳ 2 tháng 6/2024. Tính đến hết ngày 15/7/2024, tổng trị giá nhập khẩu của nhóm các doanh nghiệp này đạt 124,15 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 17,35 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 63,5% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước./.