Chuyên Khoa Ung Bướu Là Gì

Chuyên Khoa Ung Bướu Là Gì

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Đoàn Trung Hiệp, Trung tâm Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bài viết được viết bởi ThS, BS. Đoàn Trung Hiệp, Trung tâm Xạ trị - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

Bộ 6 chỉ điểm u trong sàng lọc ung thư phổi: CEA, CA153, SCC, CYFRA 21-1, NSE, ProGRP

Bộ 6 chỉ điểm u được dùng sẽ làm tăng giá trị dự báo ung thư phổi trên những cá nhân có nốt mờ phổi, hoặc nghiện thuốc lá nặng.

CEA, 5 ng/ml; CYFRA 21-1, 3.3 ng/ml; SCC, 2 ng/ml; CA15.3, 35 U/ml; NSE, 25 ng/ml; and ProGRP, 50 pg/ml.

Bộ 6 chỉ số đặc biệt có giá trị khi kết hợp đồng thời, đánh giá một nốt mờ phổi được phát hiện tình cờ để dự báo tính chất lành tính hay ác tính. Khi dùng riêng biệt, độ nhạy- tức là khả năng phát hiện bệnh thì mỗi chỉ điểm ung thư trong 6 chỉ điểm trên chỉ đạt từ 17% (ProGRP) đến 56% (CEA hoặc CYFRA21-1), tuy nhiên khi kết hợp lại thì khả năng phát hiện bệnh tăng lên rất cao 88.5%. Nếu chỉ số xét nghiệm có bất thường nhẹ, thì nên xét nghiệm lại sau 3-4 tuần để khẳng định giá trị của chỉ điểm ung thư đó. Với các chỉ điểm ung thư này khi nó tăng lên gấp 2-3 lần cả 6 chỉ điểm là có ý nghĩa lâm sàng.

Sử dụng chỉ điểm u trong sàng lọc/ chẩn đoán sớm bệnh ung thư

Sàng lọc là quá trình sử dụng các thăm dò y khoa để phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm khi mà bệnh chưa gây ra triệu chứng lâm sàng.

Các chỉ điểm u trong máu, dịch cơ thể có thể dùng trong sàng lọc bệnh ung thư, có những ưu thế sau:

Tuy nhiên, chỉ điểm ung thư có nhược điểm đó là độ nhạy thấp nếu dùng đơn thuần (độ nhạy là khả năng phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm). Do vậy, hiện nay các chỉ điểm ung thư KHÔNG bao giờ được dùng đơn thuần để chẩn đoán sớm ung thư, nó PHẢI được dùng kết hợp nhau, kết hợp với những liệu pháp sàng lọc khác nhằm đảm bảo giá trị trong chẩn đoán sớm bệnh ung thư.

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu về một số chỉ điểm ung thư hay dùng trong các gói khám sàng lọc bệnh ung thư.

CA125 và HE4 trong sàng lọc ung thư buồng trứng

CA125 đơn thuần có giá trị thấp trong sàng lọc ung thư buồng trứng, do đó Lokich đã phát triển công thức phối hợp 2 chỉ điểm u CA125 và HE4 để đánh giá nguy cơ ung thư buồng trứng có độ tin cậy cao hơn (Thang điểm ROMA- Risk of Ovarian Malignancy Algorithm), nếu thang điểm ROMA cao sẽ giúp các bác sĩ chỉ định thăm dò sâu hơn như nội soi ổ bụng, chụp cộng hưởng từ tiểu khung... để làm chẩn đoán.

Chỉ số bình thường: HE4≤140 pmol/l; CA125 ≤ 46UI/mL.

Khi bạn được xét nghiệm CA125, HE4, các kết quả có được lắp vào công thức tính điểm ROMA, nếu điểm ROMA <1.14 với phụ nữ còn kinh nguyệt là nguy cơ thấp, sàng lọc thường quy. ROMA < 2.99 với phụ nữ mãn kinh là nguy cơ thấp, sàng lọc thường quy. Nếu ROMA cao hơn sẽ coi là nguy cơ cao cần chuyển sang đánh giá bằng liệu pháp chuyên sâu hơn như chụp cộng hưởng từ tiểu khung, nội soi ổ bụng.

Trắc nghiệm: Thử hiểu biết của bạn về bệnh ung thư

Ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng thứ 2 trên thế giới. Thử sức cùng bài trắc nghiệm sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về yếu tố nguy cơ cũng như cách phòng ngừa bệnh ung thư.

PSA sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến

PSA là kháng nguyên đặc hiệu tiền liệt tuyến, dùng trong sàng lọc, chẩn đoán, đánh giá đáp ứng của ung thư tiền liệt tuyến với điều trị. PSA là chỉ điểm ung thư khá nhạy được dùng trong sàng lọc ung thư tiền liệt tuyến. Mặc dù ngưỡng PSA bình thường hiện nay PSA ≤4ng/ml, tuy nhiên vẫn có 20% số người có PSA 2.6-4 ng/ml được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến. Ngược lại, có nhiều trường hợp u phì đại lành tính cũng có PSA khá cao, có khi trên 10ng/ml hoặc hơn nữa. Do vậy hiện nay vùng “Bán dạ” kết quả xét nghiệm PSA 4.0-10 ng/ml còn rất nhiều tranh luận vì có đến 25% số này được chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến. Ngưỡng PSA ≥10 ng/ml là ngưỡng có chỉ định sinh thiết. Để bổ xung giá trị dự báo, hiện nay các bác sĩ dùng thêm nhiều chỉ số ví dụ như tỷ trọng PSA (lấy số PSA/thể tích tiền liệt tuyến), tốc độ tăng PSA theo thời gian, tỷ lệ PSA tự do (fPSA).

From Penn Medicine, Oncolink, Patient guide to tumor markers. Online published.

Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hoàn hảo trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có Gói khám và sàng lọc ung thư công nghệ cao, bao gồm xét nghiệm gen, chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm các chất chỉ thị sinh học phát hiện khối u sớm. Chỉ một lần xét nghiệm gen có thể đánh giá về nguy cơ mắc của 16 loại ung thư phổ biến ở cả nam và nữ (Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư vú, ung thư tuyến tụy, ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư tiền liệt tuyến,....)

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

TS. Nguyễn Thị Thái Hoà: 2012 – 2017

ThS.BS. Lê Thị Khánh Tâm: 2013 – 2017

CNĐD. Nguyễn Thị Đức Hạnh: 2012 – 2017

Trưởng Khoa: TS.BS. Lê Thị Khánh Tâm (từ 12/2017 đến nay)

Phó Trưởng Khoa: ThS.BS. Lê Chí Hiếu (từ 11/2023 đến nay)

Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD. Hoàng Hồng Thắm (từ 2017 đến nay)

– 08 bác sĩ bao gồm: 01 tiến sĩ; 02 thạc sĩ ; 06 bác sỹ;

Khám bệnh theo chuyên khoa, tiếp nhận, chẩn đoán, điều trị và theo dõi người bệnh ung thư nội trú và ngoại trú của Bệnh viện.

– Phối hợp với các khoa lâm sàng và cận lâm sàng thực hiện các thủ thuật trong chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư.

– Tổ chức và tham gia hội chẩn khoa, tiểu ban, hội chẩn liên khoa, ngoại viện, liên viện về chẩn đoán và điều trị cho người bệnh ung thư.

– Tham gia đào tạo, đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho bác sĩ, điều dưỡng trong khoa, bệnh viện và các cán bộ y tế tuyến dưới được gửi đến học tập và thực hành theo yêu cầu của Giám đốc bệnh viện.

– Đề xuất và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học xuất phát từ nhu cầu thực tế điều trị nội khoa ung thư, xạ trị bệnh ung thư tại bệnh viện theo xu hướng phát triển của nền y học hiện đại.

– Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật điều trị nội khoa ung thư, xạ trị bệnh ung thư.

– Chủ trì và tham gia chương trình nghiên cứu khoa học các cấp về bệnh ung thư do bệnh viện phân công.

– Phối hợp cùng các khoa trong bệnh viện xây dựng và trình Hội đồng khoa học kĩ thuật bệnh viện thông qua các quy trình, phác đồ chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam.

– Tham gia các chương trình hợp tác trong nghiên cứu khoa học về điều trị nội khoa bệnh ung thư dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

– Khai thác thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm trong khám, chẩn đoán, điều trị nội khoa ung thư, xạ trị ung thư và phát triển chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

– Tham gia các hội nghị, hội thảo, các lớp học trong nước và quốc tế về lĩnh vực nội khoa ung thư, xạ trị dưới sự chỉ đạo của Giám đốc bệnh viện.

– Hoạt động điều trị nội trú ổn định với 81 giường bệnh, số lượt bệnh nhân trên 2000/năm, số lượt khám chuyên khoa khoảng 2800 năm và tăng dần hàng năm.

– Điều trị cập nhật các phương pháp và phác đồ hiện đại theo hướng dẫn của Mỹ, Châu Âu và bệnh viện chuyên ngành như điều trị đích, điều trị miễn dịch…

– Đồng thời khoa cũng đã áp dụng các kỹ thuật như tiêm/truyền hoá chất qua buồng tiêm truyền, sử dụng túi truyền hoá chất, các phác đồ/phương pháp điều trị luôn được cập nhật theo kịp các bệnh viện chuyên khoa tạo thuận lợi, giảm phiền hà cho người bệnh, đem lại hiệu quả điều trị cao.

– Triển khai phòng khám và xét nghiệm máu tại khoa hoạt động tại khoa với 5 ngày/ tuần đem lại sự tiện lợi cho người bệnh.

– Triển khai các chương trình hỗ trợ người bệnh ung thư trong khoa và trong viện: xét nghiệm EGFR miễn phí cho bệnh nhân ung thư phổi, xét nghiệm KRAS và RAS miễn phí cho người bệnh ung thư đại trực tràng, hỗ trợ thuốc Nexavar cho người bệnh ung thư biểu mô tế bào gan giai đoạn di căn và ung thư tế bào thận giai đoạn di căn, thuốc miễn dịch điều trị ung thư Keytruda cho 13 bệnh ung thư, thuốc Tagrisso cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn IV….

– Triển khai các kỹ thuật mới như chọc hút u vú, chọc hút tế bào tuyến giáp, chọc hút hạch và các u ngoại vi sinh thiết u vú, sinh thiết hạch, sinh thiết phần mềm…

– Phối hợp với các khoa phòng khác trong viện, hợp tác với Bệnh viện K và Bệnh viện trung ương quân đội 108 trong các hoạt động: khám, tư vấn, hội chẩn, điều trị và theo dõi bệnh nhân Ung thư của Bệnh viện

– Tham gia công tác khác: Công tác khám tuyến, phục vụ Quốc hội, khám chữa bệnh tình nguyện của bệnh viện cũng như của Đoàn thanh niên, tham gia các phong trào và hội thi của bệnh viện và của ngành Y tế, và các công tác khác.

– Tham gia nghiên cứu khoa học và báo cáo tại một số hội nghị chuyên ngành: hội nghị khoa học 3 bệnh viện chăm sóc sức khỏe cán bộ, hội nghị phòng chống ung thư Đà nẵng 2019, hội nghị phòng chống ung thư Huế 2019,  hội nghị phòng chống ung thư thường niên thành phố Hồ Chí Minh 2019. Nghiệm thu thành công 1 đề tài cấp cơ sở về điều trị ung thư tuyến tiền liệt.

– Tham gia và tổ chức các lớp đào tạo liên tục, có sự hỗ trợ của chuyên gia nước ngoài.

– Đạt danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc năm 2016.

– Tăng số giường bệnh lên100 giường chia thành các buồng điều trị hoá chất nội trú.

– Triển khai buồng điều trị ban ngày dành cho người bệnh dùng hoá chất đường uống, xạ trị.

– Hệ thống máy xạ trị gia tốc, máy mô phỏng hiện đại đáp ứng nhu cầu phục vụ các người bệnh ung thư có chỉ định xạ trị.

– Đẩy mạnh áp dụng các kỹ thuật cao trong chẩn đoán: sinh thiết chẩn đoán khối u ở các vị trí khác nhau như phổi, xương, tiền liệt tuyến, gan…

– Tăng cường triển khai các phác đồ mới và kỹ thuật cao trong điều trị nội khoa ung thư và xạ trị: điều trị hoá chất liều cao, điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc các điều trị đích khác, hoá xạ trị đồng thời theo chỉ định, xạ trị điều biến liều,…

– Tích cực tham gia đề tài khoa học các cấp.