Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian nhất định.
Mỗi loại hàng hóa có thể sẽ có cơ chế nhập khẩu khác nhau. Vì vậy, trước khi nhập khẩu hàng, thương nhân cần xem xét diện nhập khẩu của loại hàng nhập khẩu đó. Hàng nhập khẩu được chia thành 4 diện, bao gồm:
- Hàng nhập khẩu bị cấm: được đính kèm tại Phụ lục I, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu. Thương nhân không được phép nhập khẩu những loại hàng hóa này.
- Hàng hóa phải xin cấp phép kiểm tra chuyên ngành: Thương nhân xuất nhập khẩu những loại hàng hóa đặc biệt cần hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch được quy định chi tiết tại Điều 65, Luật quản lý ngoại thương 2017.
- Hàng nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện: Thương nhân xuất nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định được đính kèm tại Phụ lục II, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, điều kiện.
- Hàng nhập khẩu khác: Thương nhân được nhập khẩu hàng hóa theo quy định chung của pháp luật và chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan.
Cá nhân không thể trực tiếp nhập khẩu hàng hoá mà phải là thương nhân, người có tư cách pháp nhân. Nói cách khác một pháp nhân có đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh mới có thể tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa.
Đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp.
Đây là hình thức hàng hóa được nhập khẩu tạm thời vào Việt Nam nhưng sau đó cũng chính hàng hóa đó đuộc xuất trực tiếp sang một nước khác. Hình thức nhập khẩu hàng hóa này không phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà chủ yếu phục vụ cho công tác bán hàng, phòng khám, kinh doanh thu lợi nhuận dựa trên sự chênh lệch về giá vốn, khả năng am hiểu thị trường.
Hình thức nhập khẩu trực tiếp được thực hiện khá đơn giản. Theo đó, người mua và người bán sẽ tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau. Thông thường hình thức này do một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, tiến hành nhập khẩu độc lập theo đúng các quy định của Nhà nước.
Với hình thức này, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chủ động thực hiện việc nghiên cứu thị trường, lựa chọn đối tác bán, phương thức giao dịch cho đến ký kết và thực hiện hợp đồng.
Thông thường hình thức này do một doanh nghiệp xuất nhập khẩu có kinh nghiệm, tiến hành nhập khẩu độc lập theo đúng các quy định của Nhà nước.
Với hình thức này, thương nhân tự chủ động chọn lựa mặt hàng nhập khẩu, thời gian giao hàng, đối tác xuất khẩu… Người mua và người bán sẽ tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau.
Với hình thức này, doanh nghiệp đưa nguyên liệu hoặc bán thành phẩm từ nước ngoài vào trong nước để thực hiện quá trình gia công, sản xuất hoặc chế biến.
Sau khi hoàn thành các công đoạn gia công, sản phẩm sẽ được xuất khẩu trở lại nước ngoài hoặc bán ra thị trường quốc tế.
Đây là một mô hình kinh doanh phổ biến trong ngành sản xuất, nơi các quốc gia có lợi thế về lao động giá rẻ hoặc kỹ thuật chuyên môn sẽ thực hiện phần gia công để giảm chi phí sản xuất.
6 bước để hàng nhập khẩu đến tay thương nhân.
Hàng hóa được nhập khẩu vào Việt Nam với 5 hình thức phổ biến sau:
Với hình thức này, đơn vị muốn nhập khẩu hàng hóa sẽ ủy thác cho một đơn vị thứ ba (đơn vị trung gian) để thực hiện các hoạt động nhập khẩu và thủ tục pháp lý, xử lý các vấn đề phát sinh và chịu trách nhiệm bồi thường nếu có.
Đây là một hình thức khá phổ biến tại Việt Nam do nhiều doanh nghiệp chưa đủ nguồn lực và hiểu biết sâu rộng về ngành cũng như kinh nghiệm xử lý các giấy tờ, thủ tục pháp lý nên cần thông qua bên ủy thác để nhập khẩu hàng.
Với hình thức này, hàng hóa được đưa vào một Việt Nam tạm thời, không phải để tiêu thụ trong nước, mà để thực hiện các mục đích khác như gia công, sửa chữa, trưng bày tại triển lãm hoặc sử dụng cho mục đích ngắn hạn, sau đó được xuất khẩu trở lại nước xuất xứ hoặc một quốc gia khác (quốc gia thứ ba).
Hình thức này giúp doanh nghiệp giảm được các loại thuế nhập khẩu và không phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế như hàng hóa nhập khẩu chính thức. Các doanh nghiệp sử dụng hình thức tạm nhập, tái xuất để hưởng lợi từ việc chênh lệch giá cả giữa các thị trường hoặc nhờ khả năng am hiểu về thị trường, nguồn cung, và nhu cầu tiêu thụ.
Nhập khẩu liên doanh là một hình thức nhập khẩu trong đó hai hoặc nhiều bên hợp tác để thực hiện hoạt động nhập khẩu và kinh doanh hàng hóa tại một thị trường cụ thể. Trong đó, cần ít nhất một doanh nghiệp thực hiện nhập khẩu trực tiếp.
Các bên tham gia sẽ cùng chia sẻ rủi ro, lợi nhuận, và trách nhiệm trong quá trình nhập khẩu và phân phối sản phẩm. Mỗi bên thường đóng góp một phần tài sản, vốn hoặc công nghệ để thực hiện dự án liên doanh.
Ngày nay, trước sự giao thoa, hội nhập nền kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, thị trường thương mại vô cùng sôi động, các nước không thể cô lập một mình trước sự giao thoa đó. Với sự phát triển ngày càng cao, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn. Với lượng sản xuất trong nước lớn sẽ không có quốc gia nào có thể tự sản tự tiêu hoàn toàn. Hơn nữa, bản thân các nước cũng không thể đáp ứng đầy đủ tất cả thì việc nhập khẩu hàng hóa từ các quốc gia bên ngoài là rất cần thiết. Với những quốc gia phát triển, nguồn tài nguyên của quốc gia đó được khai thác tốt, kim ngạch xuất khẩu cao hơn, còn với những quốc gia kém phát triển hơn thì hàng hóa thiếu thốn hơn, kim ngạch nhập khẩu sẽ cao hơn. Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng thể hiện qua 06 vai trò sau đây:
– Tránh tình trạng khan hiếm bất ổn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Quốc gia cần nhập khẩu từ những nguồn bên ngoài nhằm đảm bảo cân đối kinh tế, phát triển ổn định bền vững khi mà tự quốc gia đó không thể sản xuất hoặc sản xuất không đủ để cung cấp.
– Việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài kết hợp hàng hóa có sẵn trong nước giúp thị trường tiêu dùng trở nên đa dạng hóa và nhộn nhịp hơn. Khả năng tiêu dùng và mức sống của người dân khi người dân có nhiều sự lựa chọn từ chủng loại hóa, nguồn gốc xuất xứ, giá cả lẫn chất lượng.
– Tình trạng độc quyền, tự cung tự cấp sẽ bị xóa bỏ, đảm bảo quyền lợi cho người dân. Nhập khẩu hàng hóa tại nên một thị trường năng động, tiến tới hợp tác rộng rãi giữa các quốc gia, là cơ hội để phát huy lợi thế so sánh công bằng.
– Nhập khẩu đóng vai trò giúp phát triển doanh nghiệp trong nước. Bởi khi có hàng ngoại nhập cùng với các mặt hàng trong nước, người dân có thêm nhiều chọn lựa, tạo nên sự cạnh tranh lớn, thì buộc các doanh nghiệp phải thay đổi với tình hình thực tế, cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ để thu hút khách hàng.
– Thông qua việc nhập khẩu, quá trình chuyển giao công nghệ sẽ giúp kinh tế quốc gia không ngừng cải thiện. Việc nhập khẩu giúp các nước khác kế thừa nhanh chóng những cải tiến mới, tại cơ hội học hỏi lẫn nhau tạo nên sự cân bằng về trình độ sản xuất giữa các quốc gia, không phải mất giá nhiều chi phí và thời gian.
– Với hình thức nhập khẩu sẽ góp phần thúc đẩy xuất khẩu, nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm cũng như uy tín của quốc gia.