Anime Về Võ Thuật

Anime Về Võ Thuật

(VOH) - Nếu đã là một tín đồ yêu thích anime và những màn so tài võ thuật gay cấn, bạn sẽ chẳng thể bỏ lỡ những tác phẩm ấn tượng này.

(VOH) - Nếu đã là một tín đồ yêu thích anime và những màn so tài võ thuật gay cấn, bạn sẽ chẳng thể bỏ lỡ những tác phẩm ấn tượng này.

Naruto - Ninja Naruto (2002)

Naruto (Ninja Naruto) là bộ phim xoay quanh hành trình đầy vĩ đại của cậu bé Naruto Uzumaki, từ một người bị cả dân làng xa lánh vì trong người cậu đang phong ấn Hồ Ly Chín Đuôi đến khi trở thành ninja số một được tất cả mọi người tôn trọng và nể phục. Chính nhờ những pha võ thuật đỉnh cao kết hợp cùng các tuyệt kỹ đặc biệt của nhân vật chính như: phân thân chi thuật, dịch chuyển không gian... đã tạo nên một tác phẩm kinh điển gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem.

Tenjou Tenge - Thiên Thượng Thiên Hạ (2004)

Học viện trung học Toudou là ngôi trường nổi tiếng với việc cho phép các học sinh đánh nhau để giải quyết mâu thuẫn, vậy nên nơi đây quy tụ rất nhiều học sinh cá biệt với những kỹ năng chiến đấu khác nhau. Nagi Souichiro và Makihara Bob là hai nam sinh ngày đầu đến trường đã có mục tiêu hạ gục tất cả những ai khiến họ chướng mắt, nhằm tăng danh tiếng và trở thành người đứng đầu. Tuy nhiên, cả hai dễ dàng bị những học sinh khác hạ gục và thay vì đầu hàng, họ càng trở nên căm phẫn, tức giận, quyết tâm phải chiến thắng để khẳng định bản thân.

Katanagatari - Đao Ngữ (2010)

Shichika Yasuri là kiếm sĩ đang sống trên một hòn đảo bị cô lập với người chị gái Nanami, cũng là người kế thừa môn phái Kyotouryuu (còn gọi là Hư đao vô phái nghĩa là chiến đấu mà không dùng đến kiếm). Một ngày nọ, người phụ nữ tên là Togame tìm đến anh với mong muốn anh sẽ giúp cô thu thập 12 thanh kiếm huyền thoại cho Mạc phủ. Cô tin rằng người không dùng kiếm như anh sẽ không bị tha hóa bởi sức mạnh của kiếm. Từ đây, cả hai bắt đầu hành trình đi khắp Nhật Bản và phải đối mặt với những kẻ thù cùng chung mục tiêu.

Xem thêm: 15 bộ phim anime phiêu lưu hấp dẫn nhất khiến bạn không thể rời mắt

Dragon Ball - 7 Viên Ngọc Rồng (1986)

Được xem là một trong những anime kinh điển nhất mọi thời đại, Dragon Ball (7 Viên Ngọc Rồng) là bộ phim xoay quanh cuộc phiêu lưu của Son Goku - một cậu bé có đuôi khỉ đến từ hành tinh Vegeta với nhiệm vụ tiêu diệt Trái đất nhưng lại bị mất trí nhớ. Sau khi lớn lên, cậu gặp được cô bạn Bulma và cả hai bắt đầu hành trình đi tìm những viên ngọc rồng trong truyền thuyết. Với kỹ năng võ thuật xuất sắc cùng sự huấn luyện gian khổ, cậu đã tiêu diệt những kẻ ác và dần trở thành chiến binh mạnh nhất.

Street Fighter II: V - Chiến Binh Đường Phố (1995)

Ryu và Ken là cặp đôi bạn thân được huấn luyện trong cùng một võ đường từ khi còn nhỏ. Sau khi bị Trung sĩ Guile đánh bại thảm hại, cả hai đã quyết tâm cùng nhau ngao du khắp thiên hạ, thi đấu với những võ sĩ mạnh nhất nhằm tăng kỹ năng của mình và mong muốn thách đấu Guile một lần nữa. Tuy nhiên, trên hành trình của mình, họ bị cuốn vào một âm mưu đen tối của tổ chức tội phạm cực kỳ nguy hiểm Shadowlaw dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh tàn bạo M. Bison.

Kenichi: The Mightiest Disciple - Kenichi, Võ Sinh Mạnh Nhất Lịch Sử (2006)

Shirahama Kenichi là một nam sinh 15 tuổi yếu ớt, nhỏ bé, hiền lành nên thường xuyên bị các bạn học bắt nạt, ức hiếp và xem thường. Tuy nhiên, cuộc sống của cậu dần trở nên tích cực hơn khi cậu gặp Furinji Miu - một cô bạn mới đến có võ công cao cường, rất trượng nghĩa, luôn giúp đỡ bạn bè và biết tôn trọng người khác. Miu đã tạo động lực để Kenichi đăng ký học võ, rèn luyện bản thân tại võ đường Lương Sơn Bạc do ông nội Miu đang làm chưởng môn, với mục tiêu có thể đánh tại những kẻ bắt nạt, bảo vệ người khác. Kenichi đã phải trải qua những buổi huấn luyện đầy khắc nghiệt và vất vả, nhưng cậu dần thể hiện được khả năng võ thuật của mình và đánh bại nhiều đối thủ nặng ký.

Hinomaru Zumou - Huyền Thoại Sumo (2018)

Dù có vóc dáng nhỏ bé nhưng Hinomaru Ushio luôn mơ ước trở thành một võ sĩ sumo chuyên nghiệp. Cậu quyết tâm tham gia câu lạc bộ sumo của trường trung học Odachi với mục tiêu trở thành người giỏi nhất trường nhằm gây ấn tượng với Hiệp hội sumo chuyên nghiệp. Tuy nhiên, võ đường của câu lạc bộ đã bị một nhóm người chiếm dụng và cậu chỉ còn cách thách đấu với người đứng đầu của họ cũng là học sinh mạnh nhất trường để giành lại phòng tập cho mọi người.

Baki Hanma là con trai của chiến binh mạnh nhất trên thế giới Yujiro Hanma, nên từ nhỏ cậu đã được người mẹ giàu có đầu tư để tham gia những buổi huấn luyện võ thuật cực kỳ nghiêm khắc và tàn bạo. Sau khi đã chiến đấu với rất nhiều võ sĩ khác nhau và giành vô vàn thắng lợi, Baki thách đấu cha mình, nhưng buồn thay lại chỉ nhận kết cục thất bại thảm hại. Không cam chịu, Baki quyết tâm ngao du khắp nơi trên thế giới, tham gia vào các đấu trường ngầm ở dưới lòng đất, tỉ thí với những võ sĩ mạnh nhất nhằm trau dồi kỹ năng võ thuật của mình.

Kengan Ashura - Đấu Sĩ Ashura (2019)

Kengan Ashura (Đấu Sĩ Ashura) lấy bối cảnh về một thế giới hiện đại giả tưởng, khi các chủ doanh nghiệp sẽ thuê các đấu sĩ để tham gia một giải đấu không sử dụng vũ khí mang tên Kengan, người chiến thắng sẽ nắm toàn quyền nền kinh tế thế giới. Yamashita Kazuo - một nhân viên 56 tuổi của tập đoàn Nogi và Tokita “Ashura” Ohma - một võ sĩ siêu mạnh mà giám đốc tập đoàn vô tình tìm thấy đã được lựa chọn để tham gia giải Kengan. Tại đây, họ phải đối đầu với những người mạnh nhất và chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể mất đi tính mạng.

Xem thêm: 15 bộ phim anime hay nhất năm 2019 mà bạn không nên bỏ lỡ

Ranma ½ - Suối Lời Nguyền (1989)

Chàng trai Ranma Saotome trong một lần cùng cha mình đến Trung Quốc để tập luyện võ thuật đã vô tình trượt chân vào con suối và bị dính lời nguyền không cách nào hóa giải. Ranma chỉ cần gặp nước lạnh sẽ ngay lập tức biến thành con gái và phải dội nước nóng mới quay trở về hình dạng con trai. Đến năm 16 tuổi, cậu phải trở về Nhật Bản vì một lời hứa hôn năm xưa, dẫn đến vô số câu chuyện dở khóc dở cười.

Hajime No Ippo - Võ Sĩ Quyền Anh (2000)

Ippo Makunouchi là một học sinh trung học thường xuyên bị bắt nạt bởi đám côn đồ do vẻ ngoài yếu ớt, nhút nhát của cậu. Trong một lần bị đánh bầm dập, cậu may mắn được Mamoru Takamura - một võ sĩ quyền anh chuyên nghiệp bảo vệ và đưa cậu đến phòng boxing của mình để chữa trị vết thương. Sau khi tỉnh dậy, được truyền cảm hứng bởi Takamura, cậu đã bắt đầu hành trình tập quyền anh và dần dần trở thành võ sĩ hàng đầu Nhật Bản.

Yu Yu Hakusho - Hành Trình U Linh Giới (1992)

Yusuke Urameshi là một tên giang hồ nhưng lại chết đi vì một lần hiếm hoi làm người tốt khi cứu giúp một đứa bé thoát khỏi tai nạn ô tô. Ấn tượng bởi lòng dũng cảm của cậu, Koenma - con trai của người đứng đầu linh giới Enma đã cho Yusuke một cơ hội để tái sinh. Sau khi sống lại, bằng các tuyệt kỹ võ thuật cùng những báu vật cậu tìm được, Yusuke đã trở thành một thám tử chuyên điều tra các vụ án yêu quái tại nhân gian.

Fist Of The North Star - Bắc Đẩu Thần Quyền (1984)

Fist Of The North Star (Bắc Đẩu Thần Quyền) là bộ phim lấy bối cảnh thế giới hậu tận thế sau chiến tranh hạt nhân những năm 90, khi trái đất biến thành sa mạc và loài người phải tranh giành nhau để tìm kiếm thực phẩm và nguồn nước không bị ô nhiễm. Kenshiro là người kế thừa môn phái lừng danh Hokuto Shinken với kỹ thuật cổ truyền hơn 1800 tuổi có khả năng tàn phá lục phủ ngũ tạng của đối phương, giết người chỉ trong 3 giây bằng cách tấn công vào ẩn huyệt. Sau khi người vợ bị sát hại, anh đã quyết tâm sử dụng kỹ năng của mình để bảo vệ mọi người khỏi những băng đảng tội phạm cũng như các tổ chức nguy hiểm và dần được người dân xem như vị cứu tinh của thế giới.

Nếu đã là fan của anime võ thuật bạn hãy dành thời gian để xem thử những tựa phim trên. Đừng quên theo dõi VOH Giải trí mỗi ngày để cập nhật liên tục những thông tin phim ảnh mới nhất tại chuyên mục phim.

Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ đã ký quyết định điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Hoàn, Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Lạng Sơn.

18:39 | 25/11/2024 Infographics

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Chu Quang Hải, Cục trưởng Cục Hải quan Nghệ An, giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Trị kể từ ngày 1/12/2024.

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:

Võ thuật Việt Nam là tên gọi khái quát hệ thống võ thuật, các võ phái, bài thảo, võ sư khai sinh và phát triển trên đất nước Việt Nam, hoặc do người Việt làm chưởng môn, gây dựng sáng tạo tại ngoại quốc từ xưa đến nay, có những đặc trưng riêng biệt trong sự đối sánh với các võ phái nước ngoài khác. Võ thuật Việt Nam có nội hàm khái niệm rộng hơn thuật ngữ võ cổ truyền Việt Nam (thường biết đến với tên gọi võ Ta phân biệt với võ Tàu) vốn thường dùng để chỉ những võ phái đã phát triển trong khoảng từ giữa thế kỷ 20 trở về trước trên lãnh thổ Việt Nam, theo đó, võ thuật Việt Nam có thể bao gồm cả những môn phái mới sinh thành trong thời điểm hiện tại, và bao quát cả những võ phái đã phát triển trong suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam.

Kể từ bình minh của lịch sử, dân tộc Việt đã luôn phải chinh phục thiên nhiên hoang dã để mở cõi và đấu tranh chống ngoại xâm, nhất là những đạo quân từ phương Bắc tràn xuống. Những vũ khí bằng đồng của tổ tiên được tìm thấy, có niên đại từ thiên niên kỷ đầu tiên trước công nguyên, như dao găm, giáo, rìu, gươm là những vũ khí đánh gần. Việc sử dụng chúng đòi hỏi phải có sự can đảm, khéo léo kỹ thuật thành thạo. Chính những yếu tố đó lại rất cần thiết để phát triển các hình thức chiến dấu nhằm tạo thuận lợi và nâng cao hiệu quả của vũ khí. Tuy nhiên, các sử gia đã không thể tìm thấy bất cứ bằng chứng nào minh chứng cho sự tồn tại của những kỹ pháp võ thuật, hiểu theo nghĩa hiện đại, trong nền văn hóa buổi đầu của lịch sử dân tộc.

Những sự kiện lịch sử trong suốt hai thiên niên kỷ tiếp theo đã thúc đẩy dần sự hình thành không chỉ binh pháp mà cả những kỹ thuật sử dụng binh khí: đại phá quân Nam Hán trên Bạch Đằng giang năm 938, phá Tống năm 981 và 1077, chống Nguyên Mông năm 1258, 1285 và 1288, khởi nghĩa chống đô hộ của nhà Minh những năm 1418 đến 1428, chiến thắng nhà Thanh năm 1789.

Trong suốt hai thời kỳ nhà Lý và nhà Trần từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, Phật giáo trở thành quốc giáo. Những phương thức nghiêm ngặt nhằm tự kiểm soát, hoàn thiện mình và rèn luyện những bí kíp về thần, khí, ý, lực đã giúp các nhà sư không chỉ am tường tôn giáo mà còn rất giỏi võ. Thời Lý, các nhà sư thường tổ chức lễ hội ở chùa chiền và đền miếu, nơi có những hoạt động mang đậm tinh thần thượng võ như đấu vật và tỉ thí võ nghệ tay không hoặc có binh khí.

Từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19, võ Việt Nam tồn tại ở hai dạng: bình dân (tại các lễ hội) và triều đình (chương trình chuyên rèn luyện và thi võ). Các hoạt động võ thuật bình dân được tổ chức rộng rãi trong dân chúng, thường tại các lò võ và các lễ hội truyền thống, để giải trí, gia tăng tinh thần thượng võ, nâng cao kỷ luật và tự vệ. Nổi tiếng trong các lễ hội này là các hình thức võ vật, đặc biệt là vật Liễu Đôi ở Nam Định. Những đô vật tài giỏi được dân gian phong là "trạng Vật". Nhiều người trong số họ sau này trở thành những lãnh tụ của các cuộc khởi nghĩa nông dân, như Phùng Hưng, Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Cừ, Lê Lợi, Nguyễn Xí, Tây Sơn tam kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ) và các đô đốc tài ba của họ v.v.

Trong khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khởi nghĩa chống Pháp nổ ra do những bậc công thần treo ấn từ quan để thể hiện sự phản đối của mình với chính sách của triều Nguyễn. Suốt thời kỳ này võ thuật phổ biến rộng rãi. Thậm chí khi phong trào chống Pháp suy yếu thì các lò võ vẫn âm thầm hoạt động và các võ sư vẫn bí mật truyền thụ võ thuật cho học trò, tạo nên những chương trình luyện tập võ nghệ của quần chúng tồn tại song song với võ kinh của triều đình. Tuy nhiên, đương đầu với những hỏa khí (súng, đại bác) hiện đại từ Tây phương, bạch khí (gươm, giáo, mác) tỏ rõ sự hạn chế. Trong quân sự, võ thuật đột nhiên không còn đóng vai trò quyết định trong các cuộc chiến. Dưới thời thuộc Pháp, triều đình ngừng việc đào tạo võ nghệ và trong dân chúng, các môn thể dục thể thao phương Tây dần ngự trị. Tuy nhiên, rèn luyện võ thuật nhằm phát dương quang đại tinh thần thượng võ, kỹ thuật tự vệ, vẫn âm thầm nở rộ trong dân chúng, hình thành các trung tâm võ thuật với nhiều lò võ lừng danh ở Thăng Long - Hà Nội (miền Bắc), Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định (miền Trung), Sài Gòn và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (miền Nam).

Cũng từ thế kỷ 19 đến hết thế kỷ 20, nhiều trường phái võ thuật khác nhau đến từ các nước châu Á khác du nhập dần vào Việt Nam như Judo, Aikido, Karate (Nhật Bản), Wushu, Vịnh Xuân phái, Thiếu Lâm phái, Võ Đang phái, Nga Mi phái, Thái Cực quyền (Trung Quốc); Pencak silat (Malaysia), Taekwondo (Triều Tiên), quyền Anh (châu Âu) v.v. Người Việt đã tiếp nhận, chuyển hóa, kết hợp với võ thuật bản địa, làm phong phú thêm kỹ thuật tự vệ của võ học dân tộc. Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam được thành lập năm 1991 với tinh thần gìn giữ và phát huy tinh hoa võ thuật của tổ tiên, giới thiệu quảng đại đến bè bạn năm châu một phần vốn liếng di sản văn hóa được tích lũy qua nhiều thế hệ người Việt. Liên đoàn cũng đang hướng tới mục tiêu xây dựng một môn quốc võ[1], mà trọng tâm là sự đầu tư cho các võ phái như Bình Định [2] cũng như các hệ phái võ thuật cổ truyền khác như, Nam Hồng Sơn Thăng Long võ đạo Tân Khánh Bà Trà v.v.

Trước thế kỷ 16, các vua chúa bổ dụng các võ tướng trong triều dựa trên những cống hiến, công trạng hoặc gia thế của họ chứ không qua thi tuyển. Do đó, đa số các võ tướng cao cấp trong triều là người của hoàng gia.

Năm 1253 triều Trần cho lập Giảng Võ đường, một trường rèn luyện võ dành cho hoàng thân quốc thích là các võ tướng. Cũng trong khoảng thời gian này Trần Quốc Tuấn đã soạn Binh thư yếu lược, một cuốn sách nhằm chỉ dạy tướng sĩ rèn luyện binh pháp, võ nghệ. Nhờ dạy và học võ một cách bài bản, triều Trần đã có nhiều tướng lĩnh nổi tiếng như Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão v.v., góp phần to lớn vào chiến thắng chống quân Nguyên Mông xâm lược.

Năm 1721 dưới thời Lê Dụ Tông, trường đào tạo võ đầu tiên cho quảng đại quần chúng được mở tại Thăng Long mang tên Võ Học sở, đồng thời bổ nhiệm một vị quan chịu trách nhiệm giảng dạy binh pháp. Chúa Trịnh Cương rất lưu tâm đến việc đào tạo tướng lĩnh, ông cũng là người biên soạn những quy định và thể chế thi tuyển võ học. Các kỳ thi ở cấp hương thôn, gọi là "sở cử" được tổ chức ba năm một lần vào các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Kỳ thi Hội (bác cử) diễn ra tại Thăng Long vào các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi. Mỗi kỳ thi gồm ba phần: thứ nhất là kiểm tra kiến thức binh pháp cổ, thứ hai là kiểm tra công phu võ học (cưỡi ngựa, bắn cung, kiếm thuật, côn thuật), thứ ba là chiến thuật và chiến lược quân sự[3].

Năm 1731, chúa Trịnh Giang tiếp tục soạn thêm những quy định về võ thí sau khi nhận ra có nhiều võ sinh xuất sắc đã trượt ở phần thi viết luận về chiến lược dùng binh. Theo những quy định do nhà chúa sửa đổi, công phu võ học được nhấn mạnh hơn là kiến thức về chiến lược quân sự. Tới năm 1740, nhà Lê đã xây dựng Võ Miếu để tôn thờ các binh gia nổi tiếng của Trung Quốc và Việt Nam như Tôn Tử, Quản Tử và Trần Quốc Tuấn. Trong suốt thời vua Lê chúa Trịnh (1428-1788) có 19 cuộc thi võ được tổ chức và lấy đỗ 200 võ sinh. Các cuộc thi võ tại triều đình này chỉ ngưng một thời gian ngắn khi Nguyễn Huệ đưa quân ra Bắc Hà "phò Lê, diệt Trịnh", và được tái tổ chức sau đó dưới thời Tây Sơn.

Các vua nhà Nguyễn cố gắng mở cõi về phương Nam nên rất chú trọng việc tuyển chọn và rèn luyện quan võ. Năm 1836, Minh Mạng ban đạo dụ nói rõ: để cai trị đất nước cần chú ý cả văn trị và võ công. Nhà vua còn đặt ra những chế định cho các kỳ thi võ hai cấp: thi Hương và thi Hội, trong đó thi Hương tổ chức vào các năm Dần, Thân, Tị, Hợi; thi Hội tổ chức vào năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu. Các cuộc thi võ ở Huế thường tổ chức vào tháng bảy âm lịch, với những hạng mục như xách tạ, chiến đấu tay không, sử dụng vũ khí (côn, đao, khiên, thương), đặc biệt là sử dụng thiết côn nặng gần 20 kg để đấu đối kháng và thương dài 3,3 mét để đâm các hình nộm. Trong vòng thi thứ ba các thí sinh được kiểm tra kỹ năng bắn súng. Những thí sinh trúng tuyển lại phải trải qua một vòng khảo thí về "võ kinh thất thư" (bảy bộ sách kinh điển về võ học) [4], đồng thời thi đấu tự chọn một trong 18 môn loại võ khí thuộc thập bát ban võ nghệ.

Từ 1802 đến 1884 nhà Nguyễn tổ chức 74 kỳ thi ở các cấp và tổng số có 3893 thí sinh vượt qua được cả kỳ thi văn và thi võ. Các thí sinh trúng tuyển qua các kỳ thi với thành tích cao được phong tiến sĩ võ.

Nhìn chung, các kỳ thi võ tại triều đình phong kiến Việt Nam rất khác với thí võ theo nghĩa hiện đại, trọng tâm nhấn mạnh tính tập thể, trải nghiệm của võ sinh trong chiến trận qua sự vận dụng binh pháp, kỹ thuật chiến tranh và tương đối ít đề cao cá nhân tính, ít nhấn mạnh những sở học võ công của riêng một người. Do đó Việt Nam trong suốt tiến trình lịch sử không có truyền thống võ học kiểu Trung Hoa với các đại môn phái, các bang hội, các chưởng môn nhân lừng danh và những hiệp sĩ hành hiệp giang hồ.

Các kỳ thi võ tại triều đình phong kiến Việt Nam chấm dứt vào năm 1880 khi người Pháp bắt đầu tăng cường nền cai trị của họ tại Việt Nam.

Bên cạnh những nét tương đồng với nền võ thuật rộng lớn của Trung Hoa do ảnh hưởng từ giao lưu văn hóa trong lịch sử, các võ phái Việt Nam đặc biệt là các hệ phái võ thuật cổ truyền vẫn thể hiện những đặc điểm khác biệt rõ rệt với các nền võ học khác trên thế giới nói chung và Trung Hoa nói riêng:

Ở Việt Nam các hệ phái được phát triển rất đa dạng và phong phú từ hàng ngàn năm nay. Do ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, Võ thuật Việt Nam thường có nhiều nét giống Võ thuật Trung Quốc, dù vẫn có những nét đặc trưng riêng do ảnh hưởng văn hóa địa phương và đặc điểm môi trường.

Dưới đây là những môn phái võ thuật được ghi nhận phát triển tại Việt Nam ngày nay, kể cả các môn phái võ thuật Việt Nam được phát triển ở nước ngoài, bao gồm những môn phái là thành viên của Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam, hoặc có số lượng môn sinh theo tập trên 10.000 người.

Các hệ phái võ thuật cổ truyền ở Việt Nam đa dạng nhưng có thể xếp vào 5 nhóm chính: Nhóm Bắc Hà (miền Bắc), nhóm Bình Định (miền Trung), nhóm Nam Bộ (miền Nam), các môn phái có nguồn gốc từ Trung Quốc đến Việt Nam (như các hệ phái danh gia Thiếu Lâm) và ngoài ra, còn có thể kể đến các võ phái Việt Nam phát triển ở nước ngoài.

Các phái võ Bắc Hà ban đầu đều phát triển ở miền Bắc Việt Nam dù có võ phái sau đó đã ảnh hưởng lan rộng đến các khu vực khác trong cả nước. Các phái này bao gồm:

Hà Nội và vùng phụ cận được xem là cái nôi của võ cổ truyền. Trước đây nhiều võ sinh khu vực này đã vượt qua nhiều cuộc khảo thí võ rất gian nan do triều đình phong kiến tổ chức tại Giảng Võ đường. Sau năm 1880 khi mà thi võ bị triều đình bãi bỏ, nhiều võ gia vẫn tiếp tục bí truyền các kỹ năng lại cho con cháu.

Bình Định là vùng từng thuộc vương quốc Chămpa, nơi có truyền thống võ thuật lâu đời mà những phù điêu của vương quốc Chăm còn lưu giữ hình ảnh. Đây cũng là cái nôi võ thuật miền Trung gắn liền với triều đại Tây Sơn (1778-1802). Trong thế kỷ 18, một số võ sư nổi tiếng từ miền Bắc Việt Nam và Trung Quốc chuyển đến định cư tại vùng này và dạy võ cho người dân địa phương. Trong số này có Trương Văn Hiến (vùng Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh), Trần Kim Hùng (có tổ tiên sáng lập thôn Trường Đình, Tây Sơn), Diệp Kim Tòng (từ Phúc Kiến), Đinh Văn Nhưng (người Ninh Bình). Những võ sư này đã rèn luyện võ nghệ cho anh em nhà Tây Sơn và hầu hết các tướng sĩ của cuộc khởi nghĩa. [cần dẫn nguồn]

Từ cuối thế kỷ 18 các võ sư đã gây dựng tại Bình Định phái võ Tây Sơn (còn gọi là Võ trận Tây Sơn) độc đáo, kết hợp của nhiều hình thức và kỹ thuật từ những võ phái Bình Định khác nhau. Nguyên tắc của võ phái này là: "nhất mạnh, nhì nhanh, thứ ba giỏi", nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của sức mạnh, sự khéo léo, và kỹ thuật có uy lực thực dụng. Tuy nhiên, cùng với sự suy vi của dòng họ Tây Sơn, nhiều kỹ thuật của phái võ trận này chỉ còn được truyền dạy trong các chi phái võ của các gia tộc tại Bình Định.

Từ thời Tây Sơn đến nay, nhóm Bình Định bao gồm nhiều võ phái xuất phát từ Bình Định và vùng phụ cận như: roi Thuận Truyền, quyền An Thái, quyền An Vinh và các hình thức võ thuật do các gia tộc, các nhà sư truyền dạy như Tây Sơn Nhạn,Bình Định Sa Long Cương, Võ trận Bình Định, Tân Sơn Bạch Long, Tây Sơn Thiếu Lâm, Bình Định gia, v.v. Nhiều bài danh quyền có xuất xứ từ đất Bình Định như Ngọc trản quyền, Lão mai quyền, Thần đồng quyền, Yến phi quyền (còn được gọi là Én Bay thảo pháp) đã được đưa vào chương trình khảo thí võ thuật thời Nguyễn và một số bài trở thành bài quy định của Liên đoàn Võ thuật Cổ truyền Việt Nam.

Điều cần nói ở đây là, tên gọi "Võ Bình Định" nguyên khởi xuất hiện vào thế kỷ thứ 15, do Nguyễn Trãi đặt và được truyền nối rồi ngộ nhận là môn võ xuất phát từ vùng Bình Định vào thời Tây Sơn.[cần dẫn nguồn] Theo cách lý giải của tủ sách Tìm hiểu Võ thuật, sau cuộc khởi nghĩa thành công, Lê Lợi đặc biệt lưu tâm đến việc trui rèn võ nghệ cho quân đội nên cho mở các kỳ thi võ và mở trường dạy võ. Nhà vua ủy thác cho nhà sư Sa Viên là người huấn luyện võ nghệ cho nghĩa binh Lam Sơn từ năm 1415 mở võ đường. Nguyễn Trãi đã đặt tên cho võ đường của nhà sư Sa Viên là Võ đường Bình Định để tưởng nhớ công lao của Bình Định Vương Lê Lợi. Từ đó tên Võ Bình Định được truyền nối khắp nước[6].

Các phái võ Nam Bộ xuất hiện cùng với quá trình khai hoang mở cõi và định cư của người Việt trong thế kỷ 18 và thế kỷ 19. Sau khi dừng chân ở Nam Trung Bộ, các chúa Nguyễn tiếp tục mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam và di dân từ Quảng Nam, Đà Nẵng, Quy Nhơn vào khai khẩn đất hoang tại đồng bằng sông Cửu Long. Song song với điều đó, triều Nguyễn cũng lưu đày nhiều tội phạm vào Nam. Vì vậy, nhiều người Việt ở miền Nam xuất thân từ các vùng có truyền thống võ nghệ, lại giành giật sự sống trong cuộc chiến sinh tử với vùng quê mới còn hoang dã, nên hầu hết trong số họ rất thành thạo nghệ thuật chiến đấu.

Từ cuối thế kỷ 18, bị bại trận trước quân khởi nghĩa Tây Sơn, tàn quân nhà Nguyễn bỏ chạy xuống phía Nam quy tụ về Đồng Nai tiếp tục tuyển mộ các võ sư để rèn binh luyện khí. Sau khi nhà Nguyễn được thành lập năm 1802, nhiều người vùng này đã vượt qua các kỳ thi võ của triều đình, theo đuổi binh nghiệp và trở thành nhiều võ tướng. Một số hoàng thân quốc thích nhà Tây Sơn, để trốn tránh sự truy nã trả thù của Gia Long, cũng lưu lạc tới miền Nam, mang theo sở học của bản thân và âm thầm truyền dạy trong các gia tộc, hình thành nên nhiều võ phái nổi tiếng.

Xuất thân đa dạng của người Việt trong Nam đã tạo nên những hệ thống võ thuật Nam Bộ có nguồn gốc rất phong phú pha trộn từ các nhóm Bình Định, Thanh Hóa, Nghệ An, đồng bằng sông Hồng và cả những võ phái có xuất xứ từ Trung Quốc (như võ Thiếu Lâm), võ thuật của dân tộc Chăm, võ Cao Miên. Sự pha trộn nhiều môn loại với kỹ thuật được cải biến cho phù hợp với điều kiện cụ thể ở miền Nam trong đó có nhu cầu tự vệ trước thú dữ và khai khẩn đất canh tác mới, đã tạo nên phái Nam Bộ đặc biệt với những võ phái được gọi là "võ miệt rừng" hay "võ miệt vườn" nổi danh như Tân Khánh Bà Trà, Thất Sơn quyền của các nhà sư, Âm dương võ phái và phái Kim Kê.

Nhiều võ sư ở miền Nam nổi danh được ví với "tam nhật" (ba mặt trời) Hàn Bái, Bá Cát và Bảy Mùa; "tam nguyệt" (ba mặt trăng) Trương Thanh Đăng, Quách Văn Kế và Vũ Bá Oai; "tứ tú" (bốn vì sao) với Hồ Văn Lành, Trần Xil, Xuân Bình và Lý Huỳnh.

Nhiều võ sĩ miền Nam đã tham gia thượng đài với rất nhiều lần toàn thắng trước các võ sư đến từ những quốc gia lân bang như Cao Miên, Lào, Xiêm. Trước năm 1975, ở miền Nam cũng đã có Tổng cuộc Quyền thuật Việt Nam của Tổng nha Thanh niên trực thuộc Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên.

Sự giao lưu, ảnh hưởng lâu đời từ Trung Hoa trong suốt trường kỳ lịch sử đã tạo nên ở Việt Nam những hệ phái võ thuật do các võ sư Trung Quốc hoặc võ sư Việt giảng dạy. Đó có thể là hệ thống được chân truyền nguyên bản từ phương Bắc, và cũng có thể là các hệ phái đã hỗn dung với kỹ thuật bản địa nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi có gắn với võ thuật Trung Hoa. Tuy nhiên, có một đặc điểm chung nhất cho các võ phái có nguồn gốc Trung Hoa hiện đang được giảng dạy tại Việt Nam: hầu hết là những hệ thống đã ít nhiều cải biên cho phù hợp với thể chất và văn hóa của người Việt. Danh sách không đầy đủ các võ phái có nguồn gốc Trung Hoa trên lãnh thổ Việt Nam gồm: Bắc Mã Sơn, Lâm Sơn Động, Phật gia quyền, Không Động, Vĩnh Xuân Quyền (Việt Nam), Thiếu Sơn Phật Gia, Thiếu Lâm Long Phi, Thiếu Lâm Bắc Truyền Thiên Mục Sơn, Thiếu Lâm Nội Gia Quyền, Thiếu Lâm Bắc Phái Mai Hãn, Thiếu Lâm Tự, Thiếu Lâm Sơn Đông, Thiếu Lâm Nam Sơn Võ Đạo và các võ phái như Võ Đang phái, Nga Mi phái v.v.

Theo bước chân của người Việt đến khắp thế giới, rất nhiều kỹ thuật võ Việt Nam đã đến với nước ngoài, đặc biệt là các nước phương Tây như Pháp và một số nước châu Âu, Mỹ, Canada. Có đến 22 môn phái võ thuật có cội nguồn từ Võ thuật Việt Nam tại Pháp, và có đến 30.000 võ sinh theo học[7]. Dưới đây liệt kê một số võ phái tại Pháp, một nước có thể coi là "cái nôi của võ thuật Việt Nam tại nước ngoài":

Văn hóa - Giải trí29/12/2020 06:15 PM

VTV.vn - Hơn 5 năm là gần 2.000 ngày, chặng đường không quá dài nhưng chưa bao giờ là ngắn. Có nhiều lần rất nản chí nhưng Bá Cường chưa bao giờ có ý nghĩ muốn buông xuôi.

Văn hóa - Giải trí31/08/2017 04:29 PM

VTV.vn - Birth Of Bruce Lee (Lý Tiểu Long: Cuộc chiến của rồng) là tựa phim võ thuật mới về huyền thoại võ thuật của Trung Quốc.

VTV.vn - Chia sẻ cùng Moviefone, nữ đạo diễn Niki Caro khẳng định sẽ không có bài hát nào trong phiên bản điện ảnh của Mulan do Disney sản xuất.

Góc khán giả02/02/2017 05:30 PM

VTV.vn - Thiết Kiều Tam là bộ phim thuộc thể loại võ thuật, hành động hấp dẫn với sự tham gia của Thích Tiểu Long, diễn viên nhí nổi tiếng của Trung Quốc dược nhiều người yêu mến.

VTV.vn - Theo nguồn tin của tờ The Strait Times, bộ phim về huyền thoại Diệp Vấn có thể là lần cuối cùng ngôi sao Chung Tử Đơn đóng phim võ thuật.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.